Công chức, viên chức đánh bạc thì bị xử lý như thế nào?

bởi MinhThu
Công chức, viên chức đánh bạc thì bị xử lý như thế nào?
  • Luật sư cho tôi hỏi: Anh trai tôi tên là Sơn hiện là viên chức làm việc trong bệnh viện,  là một nhân viên bình thường, vừa qua anh trai tôi trong giờ nghỉ chưa có tham gia đánh bạc cùng một số người bạn tại quán café, chẳng may công an ập đến bắt quả tang,tất cả đều bị phạt tiền. Vậy trường hợp của anh trai tôi theo pháp luật thì bị xử lý như thế nào và  liệu có bị bắt buộc thôi việc không ạ ? Tôi xin cảm ơn!
  • Chào Luật sư X, Tôi là Long hiện là công chức Nhà nước, đã vô đảng được gần 03 năm, vừa rồi tôi có tham gia đánh bạc cá độ bóng đá tại nhà một người bạn và bị công an bắt quả tang thu giữ được gần 08 triệu. Luật sư  cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi bị xử lý như thế nào? Liệu anh tôi có bị buộc thôi việc, có bị khai trừ ra khỏi đảng không? Rất mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chào các bạn, cảm ơn các bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp luật

  • Luật viên chức 2010
  • Luật cán bộ, công chức năm 2008
  •  Luật khiếu nại 2011
  • Bộ Luật hình sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Hiện nay, đánh bạc trái phép là một tệ nạn phổ biến, gây hậu quả nặng nề cho xã hội. Vì vậy, công chức, viên chức khi tham gia đánh bạc, tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử lý về hành chính, kỷ luật, hình sự và về mặt đảng theo quy định. Vậy trước khi đến nội dung cần tư vấn, chúng ta phải hiểu theo phạp luật công, viên chức là gì?

1.1 Viên chức là gì?

Theo Điều 2, Luật viên chức 2010:

 Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

1.2 Công chức là gì?

Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp của bạn Sơn:

Luật sư cho tôi hỏi: Anh trai tôi tên là Sơn hiện là viên chức làm việc trong bệnh viện,  là một nhân viên bình thường, vừa qua anh trai tôi trong giờ nghỉ chưa có tham gia đánh bạc cùng một số người bạn tại quán café, chẳng may công an ập đến bắt quả tang,tất cả đều bị phạt tiền. Vậy trường hợp của anh trai tôi theo pháp luật thì bị xử lý như thế nào và  liệu có bị bắt buộc thôi việc không ạ ? Tôi xin cảm ơn!”

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức theo Điều 52 Luật viên chức 2010 bao gồm:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc;

Căn cứ Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định buộc thôi việc được áp dụng trong các trường hợp sau:

Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Như vậy, trong trường hợp của bạn Sơn  chỉ mới bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc chứ chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Do đó, bệnh viện không có quyền áp dụng hình thức buộc thôi việc với bạn Sơn.

Nếu áp dụng hình thức buộc thôi việc thì bạn Sơn có quyền khiếu nại lên cấp trên để được giải quyết. Trình tự, thủ tục khiếu nại thực hiện theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

 

Xem thêm: Cho vay tiền để đánh bạc có bị phạm tội

Đối với trường hợp của bạn Long:

“Chào Luật sư X, Tôi là Long hiện là công chức Nhà nước, đã vô đảng được gần 03 năm, vừa rồi tôi có tham gia đánh bạc cá độ bóng đá tại nhà một người bạn và bị công an bắt quả tang thu giữ được gần 08 triệu. Luật sư  cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi bị xử lý như thế nào? Liệu anh tôi có bị buộc thôi việc, có bị khai trừ ra khỏi đảng không? Rất mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

– Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

– Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

– Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

Theo quy định tại Điều 321 Bộ Luật hình sự năm 2015 về tội đánh bạc như sau:

Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, căn cứ các quy định trên có thể thấy:

– Bộ luật hình sự quy định hình phạt đối với tội đánh bạc, trong đó không quy định hình phạt bổ sung là buộc nghỉ việc.

– Tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP viên chức bị buộc thôi việc khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 13 như trên, trong đó quy định sáu trường hợp viên chức bị buộc cho thôi việc, trong đó không có trường hợp bị kết án với tội danh đánh bạc.

Căn cứ nội dung đã phân tích ở trên, trường hợp bị kết án về tội đánh bạc nhưng được hưởng án treo thì sẽ không thuộc trường hợp bị buộc thôi việc vì tội đánh bạc không quy định người phạm tội này bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay buộc không làm công việc hiện tại. Như vậy trường hợp của bạn sẽ không bị xử lý kỷ luật theo hình thức buộc thôi việc.

Xem thêm: Đánh bạc lần đầu có phải đi tù không

Về hình thức kỷ luật  đánh bạc đối với bạn trong trường hợp là đảng viên:

Theo điểm a Khoản 2 Điều 31 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017, Đảng viên tham gia đánh bạc thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ.

Nếu Đảng viên là chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng.

Ngoài ra, Điều 2 Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW cũng quy định:

Đảng viên vi phạm bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) thì tổ chức Đảng có thẩm quyền căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét, quyết định cụ thể: Cảnh cáo hoặc cách chức một, một số hoặc tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Đảng viên đó

Đảng viên vi phạm bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, nếu xét thấy không còn đủ uy tín thì tổ chức Đảng có thẩm quyền quyết định cho miễn nhiệm hoặc đề nghị cho thôi giữ chức vụ đó

Căn cứ các quy định trên, Đảng viên đánh bạc lần đầu thì có thể bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức hoặc miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ nếu có chức vụ; tái phạm thì tùy vào mức độ, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… có thể bị khai trừ khỏi Đảng.

Đánh bạc, Đảng viên có thể phải đi tù đến 7 năm

Theo khoản 5, khoản 6 Điều 2 Quy định 102 nêu trên, Đảng viên bị kỷ luật theo nguyên tắc sau đây:

– Nếu Đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ;

– Nếu Đảng viên bị Tòa án tuyên phạt tù từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ;

– Nếu Đảng viên bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng thích hợp.

Đặc biệt: Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật.

Do đó, bên cạnh việc kỷ luật Đảng, Đảng viên còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền đến 02 triệu đồng

Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, đánh bạc sẽ bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng nếu:

– Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

– Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

– Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

– Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

Ngồi tù đến 07 năm tù:

Ngoài bị xử phạt hành chính, nếu nghiêm trọng hơn, người đánh bạc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm: Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào thua bằng tiền/hiện vật trị giá từ 05 – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm…

– Phạt tù từ 03 – 07 năm: Nếu thuộc một trong các hành vi sau đây: Có tính chất chuyên nghiệp; tiền/hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm; sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

Theo quy định tại Quyết định 181/QĐ-TW năm 2013 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:

“Điều 30. Vi phạm về tệ nạn xã hội

Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

Để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình tham gia đánh bạc, cho vay nặng lãi dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại mà không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Bản thân sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.

b) Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội mà dung túng, bao che, tiếp tay hoặc không kịp thời xử lý người vi phạm các hành vi mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc, cho vay nặng lãi hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

c) Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
d) Dung túng, chứa chấp hoặc do thiếu trách nhiệm để hành vi mại dâm, ma túy, đánh bạc và tệ nạn xã hội khác xảy ra trong đơn vị, cơ quan, tổ chức, địa bàn do mình quản lý, phụ trách.

Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.

b) Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

c) Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy; tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.

d) Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ.

đ) Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.”

Căn cứ theo quy định trên thì  bạn sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật tại các Khoản 1, Khoản 2 hay Khoản 3 tùy thuộc vào mức độ phạm tội cũng mức độ về hậu quả của hành vi vi phạm.

Như vậy, với vai trò là người lãnh đạo, nêu gương nếu cán bộ đảng viên tham gia đánh bạc dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị xử lý thích đáng. Hơn nữa, cán bộ đánh bạc cũng tự mình làm mất đi hình ảnh, lòng tin và sự tín nhiệm của nhân dân.

Để ngăn chặn tình trạng cán bộ, công chức đánh bạc, ngoài công tác điều tra, bắt giữ của lực lượng Công an, các cơ quan, đơn vị cũng cần có biện pháp kiên quyết xử lý nghiêm để quản lý cán bộ, công chức không tham gia đánh bạc, kiên quyết xử lý, không bao che, bỏ qua. Đồng thời, cần phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong “nói không với cờ bac”.

Bài viết trên đây của Luật sư X đã giải đáp thắc mắc về xử lý hành vi đánh bạc của công chức, viên chức. Luật sư X rất mong bài viết có ích cho các bạn!

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Đánh bạc ngày Tết thế nào để không vi phạm?” answer-0=”Thứ nhất, đánh bạc với tổng số tiền thu được trên chiếu bạc dưới 5.000.000 đ được căn cứ theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: Theo điểm a, khoản 2, điều 26; điểm a,b khoản 3; khoản 4,6,7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định: 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây: a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; b) Che giấu việc đánh bạc trái phép. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc; c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này. 7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ hai, đánh bạc với tổng số tiền thu được trên chiếu bạc trên 5.000.000 đ (hoặc dưới 5.000.000đ mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép) thì căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2015 : Sửa đổi bổ sung khoản 1 điều 321 Bộ Luật hình sự năm 2015 như sau: “1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” Theo khoản 2 điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Trường hợp đánh bạc chỉ bị xử phạt hành chính?” answer-1=”Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây: a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; b) Che giấu việc đánh bạc trái phép. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc; c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: a) Làm chủ lô, đề; b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này. 7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ” image-1=”” count=”2″ html=”true” css_class=””]

 

 

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm