Hiện nay, ngoại tình là mối lo ngại hàng đầu đối với hạnh phúc của mỗi gia đình. Việc mong muốn đi tìm cái mới lạ là bản năng của con người. Do vậy mà có rất nhiều gia đình đứng giữa ranh giới có nguy cơ tan vỡ. Vậy ngoài các vấn đề pháp lý xảy ra đối với công dân việt nam thì trong trường hợp người ngoại tình là cán bộ, công chức, viên chức phải chịu hình thức xử phạt thế nào?
Xin chào luật sư. Anh rể tôi hiện là công chức Nhà nước. Anh đã kết hôn với chị gái tôi được 5 năm và đã có 1 đứa con. Vừa qua tôi có tình cờ bắt gặp anh rể đi cùng một người phụ nữ khác. Qua quá trình tìm hiểu thì tôi biết được anh đã ngoại tình được 1 năm nay rồi. Tuy nhiên chị tôi vẫn không biết gì về vấn đề ngoại tình của anh. Do đó, tôi muốn biết cán bộ, công chức ngoại tình thì bị xử lý như thế nào? Anh rể tôi có bị buộc thôi việc hay không? Mong Luật sư X giải đáp thắc mắc giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
- Nghị định 112/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Giải thích từ ngữ cán bộ, công chức, viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Do vậy ta có thể hiểu công chức, viên chức là những người quan trọng. Họ luôn đi đầu trong quá trình phát triển đất nước. Là những người có sức ảnh hưởng lớn đến đạo đức cộng đồng. Do vậy, công chức, viên chức ngoại tình sẽ có những quy định khác hơn so với mọi người.
Quy định về vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Trong chế độ hôn nhân và gia đình thì nguyên tắc cơ bản nhất đó chính là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, từ quy định trên, ta có thể hiểu rằng: hôn nhân một vợ, một chồng là quan hệ hôn nhân được xác lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, cá nhân đã kết hôn chỉ được có một vợ hoặc một chồng.
Bộ luật đã khẳng định nguyên tắc cơ bản đầu tiên là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong kết hôn, thực hiện quan hệ vợ chồng, ly hôn…
Việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là phù hợp với sự phát triển của kinh tế – xã hội hiện nay. Nó là tiền đề quan trọng đảm bảo sự bền vững của hôn nhân. Chính vì vậy, hôn nhân một vợ một chồng đã được xây dựng thành một trong những nội dung của nguyên tắc hiến định về hôn nhân và gia đình.
Tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình đã khẳng định cấm hành vi sau:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”
Nghĩa là trong thời kỳ hôn nhân, nam/nữ không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hơn nữa Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn được cụ thể hóa trong các quy định về những trường hợp cấm kết hôn và được đảm bảo thực hiện trong những quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Xử lý vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Theo đó, khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử lý như sau:
-
Về trách nhiệm hành chính:
Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ
…”.
-
Về trách nhiệm hình sự:
Căn cứ tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:…
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Như vậy, việc chung sống như vợ chồng với người khác là không đúng. Đây là một trong những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tùy từng trường hợp sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự.
Đối với các đối tượng là cán bộ, công chức viên chức ngoại tình, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thì ngoài các trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự còn bị xử lý kỷ luật theo quy định, nội quy của từng đơn vị, cơ quan.
Quy định về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức ngoại tình vi phạm chế độ nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Kỷ luật chung đối với cán bộ, công chức viên chức ngoại tình
Công chức, viên chức ngoại tình sẽ bị buộc thôi việc. Khi có hành vi bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Khoản 9 điều 8 và khoản 9 điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:
“Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức đều bị xử lý với mức thấp nhất là khiển trách. Người nào tái phạm hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị buộc thôi việc (đối với công chức, viên chức) hoặc bãi nhiệm (đối với cán bộ)”
Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật. Cụ thể là:
- Công chức không giữ chức vụ quản lý sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
- Công chức giữ chức vụ quản lý bị khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
- Viên chức sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
Kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngoại tình là Đảng viên
Đảng viên được nhân dân tín nhiệm, sau đó được giới thiệu. Quá trình này bao gồm kết nạp, thử thách, sinh hoạt và công nhận chính thức. Họ có những yêu cầu khắt khe hơn những người khác. Đặc biệt nghiêm cấm những điều nhất định không được làm vì sẽ gây ảnh hưởng lớn tới đạo đức. Về hành vi mà cán bộ, công chức viên chức ngoại tình, chung sống với người khác đã được nêu rõ trong Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW. Hướng dẫn này quy định về những điều Đảng viên không được làm như sau:
Đảng viên không được:
- Có hành vi bạo lực trong gia đình gây xâm hại về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế: ngược đãi, hành hạ, đánh đập, lăng mạ, cô lập, xua đuổi, ngăn cản thực hiện nghĩa vụ hoặc cưỡng ép, chiếm đoạt, tạo tình trạng phụ thuộc đối với ông, bà, bố, mẹ, vợ (chồng), con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình (kể cả vợ, chồng và các thành viên khác của gia đình đã ly hôn). Có hành vi xúi giục, gây bạo lực, cản trở việc ngăn chặn bạo lực gia đình. Hoặc bao che không xử lý hành vi bạo lực gia đình.
- Chưa có vợ/chồng, đang có vợ/chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ/chồng với người khác.
- Thực hiện sai Quy định số 127-QD/TW, ngày 03-11-2004 của Ban Bí thư (khóa IX). “Đó là đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài. Đảng viên có con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài. Kết nạp những người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài vào Đảng.”
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Công chức Viên chức ngoại tình có bị buộc thôi việc không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Theo quy định của pháp luật. Vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung. Trong trường hợp thuận tình ly hôn thì tài sản chung được cả 2 bên tự thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện nếu nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn