Trường hợp lái xe của một công ty gây tai nạn và thiệt hại cho người khác có phải bồi thường hay không? Nếu không thì ai sẽ có trách nhiệm để bồi thường? Người lái xe có chịu trách nhiệm gì không? Công ty có phải bồi thường thay cho lái xe gây tai nạn? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Xử lý hành vi gây tai nạn giao thông như thế nào?
Xử lý hành chính
- Người gây tai nạn giao thông bị phạt tiền với mức phạt tiền tùy theo mức độ hành vi vi phạm mình đã gây ra.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người gây tai nạn giao thông còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Xử lý hình sự
Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Hành vi gây tai nạn giao thông có thể bị xử lý hình sự với các mức độ như sau:
- Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
- Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Công ty có phải bồi thường thay cho lái xe gây tai nạn?
Tài xế ở đây là người của pháp nhân (công ty). Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công ty sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại thay cho anh tài xế. Sau đó, công ty có thể yêu cầu tài sẽ đó bồi hoàn lại số tiền mà công ty đã phải bồi thường. Có thể là trừ lương, cắt thưởng,…
“Nắm kẻ có tóc, ai nắm kẻ trọc đầu”.
Trong quá trình thực hiện công việc của công ty
Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Điều này cũng phù hợp quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015:
“Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Xe gắn máy, ô tô và các thiết bị được trang bị và hoạt động bằng máy móc được gọi là nguồn nguy hiểm cao độ.
Như vậy, công ty sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu nhân viên lái xe gây tai nạn trong lúc thực hiện công việc của công ty.
Không trong quá trình thực hiện công việc của công ty
- Đối với trường hợp, nhân viên lái xe tự ý lấy xe công ty để thực hiện việc cá nhân; hoặc một việc nào đó nhưng không nằm trong thỏa thuận giữa hai bên. Nhân viên lái xe này phải tự chịu trách nhiệm với những thiệt hại do mình gây ra; công ty không phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại.
- Ngoài ra, cũng căn cứ theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015. Công ty đứng ra trả tiền bồi thường cho bên bị thiệt hại. Đồng thời có quyền yêu cầu nhân viên gây thiệt hại hoàn trả lại công ty một số tiền. Số tiền này do hai bên quyết định theo các thỏa thuận đã có trước; hoặc những thỏa thuận sau khi xảy ra sự việc.
Có thể bạn quan tâm:
- Người chịu trách nhiệm khi người mượn xe gây tai nạn?
- Lái xe gây tai nạn giao thông chết người bị xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Công ty có phải bồi thường thay cho lái xe gây tai nạn? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị hại.
Căn cứ điều 260 bộ luật hình sự 2015. Người lái xe gây tai nạn giao thông có thể bị phạt từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.