Người chịu trách nhiệm khi người mượn xe gây tai nạn?

bởi HuongGiang
Người chịu trách nhiệm khi người mượn xe gây tai nạn?

Trong cuộc sống hằng ngày, việc cho bạn bè, người thân quen mượn tạm xe để đi học, đi làm,… xảy ra thường xuyên. Theo đó có rất nhiều trường hợp người mượn xe gây tai nạn khi tham gia giao thông; thậm chí nhiều trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng gây chết người. Vậy ai là người chịu trách nhiệm khi người mượn xe gây tai nạn?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sau đây:

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: ” Tôi cho cháu 15 tuổi mượn xe máy 100 phân khối để đi học. Cháu chở 2 người bạn, không may quẹt vào ôtô ngược chiều khiến hai bạn cháu ngã, thương tật hơn 30%. Cháu tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Và trách nhiệm của tôi thế nào?. Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Lỗi người mượn xe gây tai nạn giao thông

Trường hợp tai nạn do lỗi kỹ thuật của phương tiện

Theo Khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, Phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xếp vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu phương tiện đang đi trên đường mà xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… mà gây tai nạn thì thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Trường hợp tai nạn do lỗi của người điều khiển phương tiện

Trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe; như đi quá tốc độ, vượt đèn đỏ,…Người sử dụng phương tiện, có thể là người mượn xe đã không tuân thủ luật giao thông gây nên tai nạn.

Trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông

Theo Khoản 2 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) người mượn xe gây tai nạn; thì người này phải có trách nhiệm bồi thường. Chủ xe chỉ phải bồi thường nếu các bên có thỏa thuận về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm khi người mượn xe gây tai nạn; ngay cả khi đã giao xe cho người khác sử dụng mà gây tai nạn.

Trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe; thì người này sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 584 BLDS . Chủ xe cho mượn phương tiện không phải bồi thường.

Trách nhiệm hành chính của người mượn xe gây tai nạn giao thông

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Điều 21 Nghị định này quy định cụ thể về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới; đối với từng độ tuổi, loại xe, giấy đăng ký xe,… Người điều khiển xe sẽ có mức phạt tương ứng với vi phạm đó.

Trách nhiệm hình sự đối với người mượn xe gây tai nạn

Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS) quy định cụ thể về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; dựa trên mức độ nghiêm trọng do người gây tai nạn giao thông gây ra. Điều 12 Luật này cũng đưa ra độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm các tội theo quy định. Người mượn xe gây tai nạn giao thông có thể sẽ không phải chịu trách nhiệm do chưa đủ tuổi theo quy định.

Ngoài ra, Điều 264 BLHS còn truy cứu trách nhiệm hình sự với người cho người gây tai nạn mượn xe; tội Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Khi người mượn xe gây tai nạn, người chủ sở hữu xe cũng phải chịu trách nhiệm.

Giải quyết vấn đề

Theo quan điểm của tôi, cháu bạn vi phạm tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; quy định tại Khoản 1 Điều 260 BLHS khi chưa đủ tuổi điều khiển môtô; chở quá số lượng người theo quy định, xảy ra tai nạn gây thương tích hơn 30% cho sức khỏe 2 người. Cháu bạn 15 tuổi và tội này không nằm trong các tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS. Cháu bạn có thể bị phạt cảnh cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 21.;

Bạn là chủ sở hữu của phương tiện gây tai nạn giao thông, biết cháu mình không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; nhưng vẫn cho mượn xe dẫn đến việc cháu bạn gây tai nạn. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân theo quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 264 BLHS; bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Hình phạt đối với tội này là phạt tiền 10-50 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Người chịu trách nhiệm khi người mượn xe gây tai nạn?” . Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có vấn đề pháp lý khó khăn cần giải đáp; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều khiển xe ô tô không có giấy phép lái xe bị phạt ra sao

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Mở cửa xe gây tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào

Khi hành vi mở cửa xe dẫn đến tai nạn, gây thiệt hại về người, tài sản ở mức độ nhất định sẽ bị khởi tố hình sự, cụ thể được quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm