Chào Luật sư, tôi hiện đang là nhân viên tại một công ty tư nhân về thiết bị công nghệ. Tôi làm ở đây 3 năm rồi. Bạn bè tôi đã có thông báo thưởng tết 2023, tới giờ công ty tôi vẫn chưa có thông báo gì về vấn đề này. Tôi nôn quá nên đã đi hỏi phòng nhân sự thì được biết năm nay chúng tôi không được thưởng tết mà không có một lý do nào. Tuy nhiên các năm trước thì chúng tôi vẫn được thưởng tết bình thường. Cho tôi hỏi việc sếp tôi không thưởng tết như vậy có vi phạm pháp luật không. Mong được Luật sư tư vấn thêm về vấn đề này. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về việc”Công ty không thưởng Tết cho nhân viên có vi phạm pháp luật không?“. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Mục đích của việc thưởng Tết là gì?
Món quà tình thần cho người lao động
Một năm làm việc người lao động chỉ trông chờ vào tiền thưởng tết. Vào thời điểm cuối năm ngoài việc nhận lương, người lao động luôn trông chờ vào tiền thưởng của công ty. Bởi vì, đây là lúc người lao động cần mua sắm và chi tiêu rất nhiều so với ngày thường. Có người còn phải tốn chi phí về quê, quà tết, tiền lì xì cho bố mẹ 2 bên… Nếu không có tiền thưởng thì coi như không có tết với nhiều người.
Động lực để người lao động phấn đấu
Thông thường mức thưởng của các công ty không giống nhau và từng nhân viên của công ty cũng khác nhau tùy vào vị trí và hiệu quả công việc. Chính vì vậy, để có được số tiền thưởng “hậu hĩnh” thì người lao động luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ để có được thành tích tốt và nhận thưởng thích đáng vào cuối năm.
Thúc đẩy quan hệ lao động
Với những công ty có chế độ thưởng và các phúc lợi tốt luôn thu hút người lao động so với các công ty khác. Không ít người lao động quan tâm đến thưởng Tết hơn là mức lương hàng tháng. Chính vì vậy, công ty nào có chế độ thưởng tết cao thường người lao động sẽ gắn bó lâu hơn, ít có trường hợp nghỉ việc ồ ạt.
Người lao động làm bao lâu thì được thưởng Tết?
Căn cứ quy định của Bộ luật lao động thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong quá trình nhất định.
Chế độ thưởng do người sử dụng lao động quyết định và được công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức lao động tại cơ sở với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Căn cứ quy định này thì tiền thưởng sẽ không quy định làm bao lâu mới được nhận tiền thưởng Tết mà tất cả người lao động sẽ được nhận tiền thưởng Tết như nhau. Tuy nhiên, mức thưởng này sẽ phụ thuộc vào năng lực và thâm niên làm việc của mỗi người lao động nên sẽ có sự chênh lệch và khác nhau.
Thưởng Tết cho người lao động không phải là một quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp. Mà căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, các chỉ số mục tiêu, năng suất làm việc và mức độ hoàn thành công việc có thể xây dựng quy chế nội bộ của doanh nghiệp về việc thưởng Tết cho người lao động.
Ở mỗi doanh nghiệp, tùy vào hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế thưởng Tết cho người lao động một lần hoặc theo từng năm. Chế độ thưởng Tết có thể thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào những tiêu chí đã đề cập ở trên.
– Trường hợp quy chế thưởng không quy định phải làm việc trọn năm 2022 mới được thưởng tết mà chỉ quy định người lao động có thâm niên từ một năm đáp ứng quy định về hiệu suất công việc thì trường hợp người lao động làm việc tuy chưa hết năm nhưng đạt được hiệu suất tốt, có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của công ty và đảm bảo yêu cầu về thâm niên thì công ty phải thực hiện việc thưởng cho người lao động này.
– Nếu quy chế thưởng từ đầu năm đã đặt ra yêu cầu người lao động phải làm đủ 12 tháng trong năm 2022 mới được xem xét thưởng tết âm lịch Quý Mão năm 2023 thì trường hợp làm việc chưa trọn năm 2022 sẽ không được thưởng.
Thưởng Tết có phải là khoản bắt buộc mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động không?
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
“1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.“
Như vậy, theo quy định này, các khoản thưởng không phải là khoản bắt buộc người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Do pháp luật không yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động, cũng như không quy định mức thưởng Tết như thế nào nên sẽ do doanh nghiệp chủ động.
Nếu trong năm doanh nghiệp kinh doanh – sản xuất có lợi nhuận, người lao động hoàn thành công việc được giao và thỏa mãn điều kiện thưởng Tết theo Quy chế thưởng của công ty thì công ty sẽ phải thưởng Tết cho người lao động theo quy định.
Tuy nhiên, nếu kết quả kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn, nguồn tài chính hạn hẹp thì doanh nghiệp đó có thể không thưởng Tết.
Như vậy, thưởng Tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp mà tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ hoàn thành công việc của người lao động, doanh nghiệp sẽ xem xét thưởng cuối năm nhiều hay ít, hoặc có thể không thưởng.
Trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận mức thưởng Tết nhưng NSDLĐ không thực hiện thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tiền lương như sau:
“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm
Mời bạn xem thêm
- Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
- Theo quy định 2022 tiền rách đổi như thế nào?
- Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Công ty không thưởng Tết cho nhân viên có vi phạm pháp luật không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xác nhận tình trạng hôn nhân; đổi tên giấy khai sinh… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 104, Bộ luật Lao động năm 2019. Về bản chất lương tháng thứ 13 không phải là thưởng Tết. Thưởng Tết là khoản tiền thưởng do người sử dụng lao động quyết định thưởng cho người lao động khi đơn vị hay doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Lương tháng thứ 13 và thưởng Tết đều có đặc điểm được chi vào dịp cuối năm và do người sử dụng quyết định nên nhiều người lao động đã đồng nhất lương thứ 13 với thưởng Tết. Người sử dụng lao động có thể lấy lương tháng thứ 13 như một khoản lương để thu hút người lao động khi tuyển dụng hoặc là yếu tố để động viên người lao động cố gắng nỗ lực hơn trong công việc.
Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
Vậy khoản tiền thưởng Tết là khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm DN chi trả lương thưởng cho NLĐ.
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ trường hợp bạn làm việc vào ngày Tết Dương lịch bạn sẽ được hưởng ít nhất 400% lương ngày làm việc bình thường. Còn trường hợp bạn làm việc vào ca đêm của ngày Tết Dương lịch bạn sẽ được hưởng tối thiểu 490% lương của ngày làm việc bình thường.