Của hồi môn có phải tài sản chung vợ chồng

bởi

“Theo phong tục xưa nay ở Việt Nam, nhiều người cho rằng, khi cô dâu mới về nhà chồng cần có một chút tài sản gọi là của hồi môn, vừa dành để tiết kiệm chi tiêu sau này, vừa để nhà chồng coi trọng. Vì vậy nhiều gia đình nhà gái vì muốn con gái “có giá” trong mắt nhà trai nên phải lo liệu những món đồ giá trị như tiền bạc, vàng, trang sức để dành tặng cô dâu làm của hồi môn. Trong lễ cưới cô dâu, chú rể được gia đình hai bên tặng cho vàng hoặc tiền làm của hồi môn. Vậy những tài sản có giá trị này là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!”

 
Căn cứ pháp lý 

Nội dung tư vấn

1. Của hồi môn là gì?

Của hồi môn là việc chuyển tài sản của  cha mẹ cho con gái trong cuộc hôn nhân của cô ấy chứ không phải là việc chuyển tài sản do cái chết của chủ sở hữu. Của hồi môn thiết lập ra một loại quỹ vợ chồng, bản chất của nó có thể rất khác nhau. Quỹ này có thể cung cấp một yếu tố bảo đảm tài chính trong tình trạng người vợ bị góa bụa hoặc chống lại một người chồng bỏ mặc vợ, và cuối cùng có thể dùng để nuôi các con của cô ấy. Của hồi môn cũng có thể hướng tới việc thành lập một gia đình của hôn nhân, và do đó có thể bao gồm các đồ nội thất như khăn trải giường và đồ nội thất.

2. Tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng?

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

3. Tài sản riêng của vợ chồng.

Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

4. Của hồi môn có phải tài sản chung của vợ chồng.

Của hồi môn của vợ chồng khi chia rất phức tạp vì nó liên quan đến chứng cứ mà các bên thu thập được. Có 2 trường hợp xác định của hồi môn là tài sản riêng hay tài sản chung:

Thứ nhất, thời điểm bố mẹ cho người vợ của hồi môn trong ngày cưới khi chưa đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vẫn chưa là vợ chồng. Do đó chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, nên của hồi môn được cho là tài sản riêng của vợ chồng.

Do đó, của hồi môn mà bố mẹ hai cho người vợ là tài sản riêng của vợ, được tặng riêng trước khi kết hôn. Tuy nhiên phải chứng minh được tài sản này là do bố mẹ tặng riêng cho người vợ, không phải cho cả hai vợ chồng.

Thứ hai, thời điểm được cho của hồi môn khi đã đăng ký kết hôn, nếu chứng minh được đây là tài sản được bố mẹ tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân thì thuộc sở hữu cá nhân. Ngược lại nó sẽ là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 3 Điều 33 luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Như vậy, trong trường hợp việc tặng cho tài sản là tặng cho riêng và có giấy tờ chứng minh việc tặng cho là tặng cho riêng người vợ thì của hồi môn được xác định là tài sản riêng và người vợ có quyền định đoạt số tài sản đó. Còn việc tặng cho của hồi môn không được thể hiện bằng văn bản, không có chứng cứ chứng minh hoặc việc tặng cho của hồi môn thể hiện việc tặng cho cả vợ và chồng với trường hợp này, tài sản sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng sẽ cùng có quyền định đoạt số tài sản chung đó.

Ngoài ra, nếu không có thỏa thuận về việc của hồi môn của vợ là tài sản riêng thì của hồi môn của vợ sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng

  Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!   

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm