Mỗi doanh nghiệp từ khi thành lập và đi vào hoạt động đều cần có một số vốn nhất định, hình thành từ các nguồn khác nhau. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại: Vốn điều lệ và Vốn chủ sở hữu. Vậy vốn chủ sở hữu là gì. cách tính vốn chủ sở hữu như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2014
- Nghị định 09/2009/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (hay gọi tài sản ròng) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.
Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.
Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.
Vốn chủ sở hữu đại diện cho sự đầu tư của chủ sở hữu trong kinh doanh trừ các chủ sở hữu rút hoặc rút tiền từ kinh doanh cộng với thu nhập ròng (hoặc trừ đi khoản lỗ ròng) kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Ngoài vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vốn điều lệ vì đây sẽ là những con số để đăng ký kinh doanh với nhà nước.
2. Ý nghĩa của vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu thường sẽ phản ánh các số liệu và những tình hình biến động tăng hoặc giảm của các loại hình nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ công ty và của các thành viên được góp vốn. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư cùng nhau góp vào hoặc được bổ sung qua kết quả của các quá trình kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không đơn giản chỉ là một khoản nợ. Mỗi một công ty thường sẽ có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu thông qua các quá trình vận hành thì các khoản lãi hoặc lỗ đều có thể làm thay đổi phần lãi được giữ lại làm cho nguồn vốn này trên thực tế luôn thay đổi qua các quá trình kinh doanh. Khi một công ty tung ra phát hành loại cổ phần mới thì các khoản thặng dư vốn điều lệ có thể phát sinh và gây ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài việc phải chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần hay nói cách khác là làm tài sản nợ được quy thành tài sản vốn thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ luôn tăng lên.
3. Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Chúng ta vẫn thường thấy sự có mặt của vốn chủ sở hữu trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các dạng sau:
- Vốn cổ đông
- Thặng dư vốn cổ đông
- Lãi chưa phân phối
- Quỹ dự phòng tài chính
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ dự phòng tài chính
- Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…
4. Sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ.
Vốn điều lệ là số vốn đăng ký khi thành lập doanh nghiệp và thường không thay đổi, nếu muốn thay đổi phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý. Còn vốn chủ sở hữu có thể thay đổi liên tục hàng quý qua quá trình vận hành của Doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát hành cổ phần mới có thể phát sinh khoản thặng dư vốn tác động đến vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần, tức là biến tài sản nợ thành tài sản vốn, khi đó vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên.
Trường hợp vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu có thể bắt nguồn từ việc chưa góp đủ vốn hay vốn chủ sở hữu giảm đi do phần lỗ trong hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư cần căn cứ vào vốn điều lệ để có thể biết được số cổ phần mà công ty đã phát hành. Trong nhiều trường hợp, thông tin này được sử dụng làm căn cứ pháp lý khi Doanh nghiệp phát sinh các vấn đề tranh chấp, giải thể hay đơn giản để biết được liệu một doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp đủ vốn hay chưa. Nếu phát sinh các vấn đề tranh chấp, hay phải bồi thường, các cổ đông có nghĩa vụ góp đủ vốn đã đăng ký. Đây là yêu cầu pháp luật để bảo đảm quyền lợi các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ của công ty.
5. Cách tính vốn chủ sở hữu.
Trong kế toán, vốn chủ sở hữu là sự khác biệt giữa giá trị của tài sản và giá trị của các khoản nợ của một doanh nghiệp hay một chủ thể nào đó. Nó được điều chỉnh theo phương trình sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Ví dụ: Bạn mua nhà có trị giá 20.000 đô la (một tài sản), nhưng có khoản vay nợ 5.000 đô la đối với ngôi nhà đó (nợ phải trả). Suy ra ngôi vốn chủ sở hữu là 15.000 đô la.
Vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể âm nếu nợ phải trả vượt quá tài sản. Đối với một công ty trong quá trình thanh lý, vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán.
Như vậy Vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể vận hành và hoạt động một cách bình thường chính là đáp án của câu hỏi “Vốn chủ sở hữu là gì?” Do vậy, chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ hình thức và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mình để có thể lựa chọn đúng các nguồn vốn chủ sở hữu và đem lại quả kinh doanh như mong đợi.
Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.