Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân?

bởi LeMai

Công cuộc phát triển kinh doanh, thăng tiến trong sự nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của những ai làm kinh doanh. Khi một người đủ điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh tế,…họ có quyền nâng cao vị thế của mình bằng việc đồng sở hữu nhiều công ty, tham gia góp vốn nhiều doanh nghiệp… Pháp luật hiện hành nước ta vẫn cho phép ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Vậy, thành viên công ty hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp năm 2020

Nội dung tư vấn

Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp, trong công ty hợp danh các thành viên có quyền: 

  • Là chủ sở hữu công ty: Cũng giống như cổ đông trong công ty cổ phần hay thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn thì thành viên trong công ty hợp danh cũng đóng một vai trò đó là một chủ sở hữu của công ty. 
  • Về trách nhiệm tài sản: Thành viên công ty hợp danh thực hiện việc góp vốn vào công ty và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Khi có nghĩa vụ tài sản với người thứ ba; chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào. Và thành viên hợp danh đó phải thực hiện thanh toán các khoản nợ của công ty với chủ nợ.

Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân?

Khác với tất cả các loại hình doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân đứng ra thành lập; vận hành và làm chủ. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ; và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn vào công ty cổ phần hoặc mua cổ phần; phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo đó, rõ ràng, doanh nghiệp tư chỉ có sự xuất hiện 1 cá nhân góp vốn. Cá nhân này tự góp vốn vào công ty bằng tài sản của mình.  Bởi vậy, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một danh nghiệp tư nhân. Theo quy định thì chủ doanh nghiệp tư nhân không thể đồng thời là thành viên công ty hợp danh. 

Thành viên hợp danh có được thành lập và làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay không? 

Thực ra, việc hạn chế doanh nghiệp tư nhân góp vốn vào công ty hợp danh xuất phát từ trách nhiệm vô hạn về tài sản đều có ở hai loại hình doanh nghiệp này. Hay nói cách khác, chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên công ty hợp danh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn với nghĩa vụ của công ty. Việc hạn chế quyền đồng sử hữu hai doanh nghiệp này nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ ở hai doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp có quy định như sau: 

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Như vậy, thành viên hợp danh vẫn có thể là chủ doanh nghiệp tư nhân nhưng phải nhận được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Bạn đọc có thể tham khảo:

Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ thành lập công ty nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Công ty hợp danh là gì?

Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh; công ty có thể có thêm thành viên góp vốn

Thành viên của công ty hợp danh?

Thành viên hợp danh phải là cá nhân; chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

Công ty hợp danh có phải pháp nhân không?

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Vì: không có sự độc lập giữa tài sản của DNTN và tài sản của chủ sở hữu; chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của DNTN. Do đó, DNTN không thỏa mãn đủ các điều kiện để có tư cách pháp nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm