Bạn muốn thành lập công ty hợp danh nhưng vẫn chưa có nhiều hiểu biết về loại hình này? Bài viết sẽ cung cấp các vấn đề pháp lý chung xoay quanh loại hình doanh nghiệp này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công ty hợp danh là gì?
Căn cứ Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Thành viên công ty hợp danh gồm: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Thường được thành lập và hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; dựa nhiều vào danh tiếng của cá nhân như các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, …
Tư cách chủ thể của doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp quy định: “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Đồng thời, tại quy định về tài sản, cụ thể như sau:
1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
4. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Từ hai quy định trên khẳng định rằng, Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và có tài sản tách bạch với tài sản của các thành viên hợp danh.
Thành viên công ty hợp danh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp về thành viên được quy định như sau:
Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Nhưng có sự phân chia thành viên gồm: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân; phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn thành viên góp vốn không bị giới hạn chủ thể; chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Vì đây là dạng công ty đối nhân; nghĩa là hoạt động kinh doanh dựa trên danh nghĩa và tên tuổi của các thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh sẽ cùng điều hành và quyết định hoạt động kinh doanh; mà không phụ thuộc vào vốn góp của các thành viên như trong công ty cổ phần. Do đó, loại hình doanh nghiệp này không được phát hành chứng khoán. Bởi phát hành chứng khoán là việc chào bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,… Đây là các hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp; nếu cho phép phát hành chứng khoán sẽ làm thay đổi cấu trúc và bản chất của loại hình doanh nghiệp này.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên được phân chia tương ứng với thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Theo đó, thành viên góp vốn không có quyền điều hành, quyết định các vấn đề hoạt động kinh doanh của công ty; mà quyền đó được trao cho thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh nguồn vốn của công ty có được nhờ một phần vốn góp của các thành viên góp vốn, do đó, để giảm thiểu thiệt hại đối với các thành viên góp vốn, pháp luật quy định thành viên hợp danh bị hạn chế trong một số hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn đọc xem thêm:
Dịch vụ chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh
Giải thể công ty hợp danh hiện nay như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Một người có thể là thành viên hợp danh của 2 công ty hợp danh nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; bạn nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nếu hồ sơ hợp lê, thì trong vòng 03 ngày làm việc bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau đó, bạn phải hoàn tất thêm một số thủ tục khác.
Bạn có thể nộp hồ sơ bằng 02 cách sau:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh.
Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử thông qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Khi thành lập loại hình công ty này; bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với những giấy tờ:
– Giấy đề nghị thành lập.
– Điều lệ công ty.
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
– Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
– Giấy ủy quyền (nếu không trực tiếp thực hiện).
– Danh sách thành viên.