Không được sự đồng ý của chủ sở hữu, ngân hàng có được bán đấu giá tài sản thế chấp?

bởi Luật Sư X
Không được sự đồng ý của chủ sở hữu, ngân hàng có được bán đấu giá tài sản thế chấp?
Giao dịch ngân hàng cho vay thì thế chấp tài sản bảo đảm là một trong những phương thức rất phổ biến được áp dụng. Đây là phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khá phổ biến. Khi bên mua không thực hiện được nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ được ngân hàng tiến hành. Tuy nhiên, nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu thì ngân hàng có được phép bán đấu giá tài sản không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.  

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Ngân hàng được bán đấu giá tài sản thế chấp khi nào?

Trước tiên phải hiểu rằng Thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Khác với cầm cố thì thế chấp là trường hợp bên thế chấp không giao tài sản đó cho bên kia. Cụ thể được quy định tại Điều 317 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Khách hàng vay tiền có thể mang tài sản của mình đến ngân hàng và thế chấp tài sản để vay tiền.  Như vậy, bên cạnh hợp đồng vay, hai bên hình thành hợp đồng thế chấp giữa chủ sở hữu tài sản và ngân hàng. Căn cứ vào quy định của pháp luật thì chỉ có 3 trường hợp sau ngân hàng được phép xử lý tài sản thế chấp: 
  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Như vậy, việc xử lý tài sản bảo đảm chính là cách ngân hàng thu hồi nguồn vốn đã cho khách hàng vay. 
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc xử lý tài sản lúc này, bên cạnh việc thu hồi vốn còn là một hình thức phạt vi phạm. 
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định. Thỏa thuận trong dân sự là một nguyên tắc trong dân sự. Bởi vậy, nếu hai bên có sự thống nhất việc xử lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ có quyền bán đấu giá tài sản thế chấp. 
Quy định trên được cụ thể hóa từ 299 Bộ luật Dân sự 2015: 

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

2. Phương thức xử lý tài sản thế chấp Khi thuộc các trường hợp ngân hàng được bán đấu giá tài sản như đã phân tích ở trên thì việc xử lý tài sản (bán đấu giá) bảo đảm được thực hiện một cách hợp pháp. Các phương thức bán đấu giá tài sản được quy định cụ thể bao gồm:
  • Bán đấu giá tài sản;
  •  Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  •  Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  •  Phương thức khác.
Tuy nhiên, việc xử lý tài sản bảo đảm theo các phương thức như trên chỉ được diễn ra nếu hai bên có sự thỏa thuận về phương thức bán đấu giá như là một phương thức xử lý tài sản thế chấp theo hợp đồng đã thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá. Bởi vậy mà, ngân hàng có quyền bán đấu giá tài sản thế chấp nếu trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận phương thức xử lý tài sản thế chấp là bán đấu giá hoặc trường hợp không có thỏa thuận phương thức xử lý tài sản thế chấp. Cụ thể hóa từ Điều 303 Bộ luật dân sự 2015: 

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

Việc đồng ý hay không đồng ý của chủ tài sản trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ và vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ không ảnh hưởng đến quyết định xử lý tài sản của ngân hàng. Hy vọng bài viết có ích cho bạn! Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm