Đá bóng triệt hạ đối thủ, có bị xử phạt?

bởi Việt Hoàng
Đá bóng triệt hạ đối thủ, có bị xử phạt?

Tại phút thứ 34 trên sân Thống Nhất giữa CLB TP.HCM gặp Hà Nội; Ngô Hoàng Thịnh đã có 1 hành động vào bóng quyết liệt (triệt hạ đối thủ) bằng 2 chân với Đỗ Hùng Dũng khiến cầu thủ này nằm sân đau đớn và bị chấn thương nặng qua cách nhìn này của pháp luật

Chúng ta cùng đặt ra câu hỏi, liệu triệt hạ đối thủ có bị xử phạt? hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về vấn đề này

Căn cứ pháp luật

  • Nghị định (46/2019/NĐ-CP)

Nội dung tư vấn về vấn đề triệt hạ đối thủ trong bóng đá

Trước kia cũng đã có rất nhiều vụ việc tương tự xảy ra trong bộ môn đá bóng (triệt hạ đối thủ) , dù cố ý hay không; thì người gây ra cũng phải chịu trách nhiệm và bồi thường cho người bị hại tùy vào tình tiết

như một số thông tin gần đây cho thấy; việc như việc đá bóng triệt hạ đối thủ của anh Ngô Hoàng Thịnh là do “ham bóng”

sau khi thực hiện hành vi triệt hạ đối thủ trên anh Thịnh cũng đã có thăm hỏi Hùng Dũng trên xe cứu thương, tiểu tiết này sẽ 1 phần giảm nhẹ mức phạt đối với cầu thủ này

Tuy nhiên Hoàng Thịnh chắc chắn sẽ phải chịu một án phạt nguội nghiêm khắc

Tình huống phạm lỗi của Hoàng Thịnh khiến nhiều người liên tưởng tới pha bóng Quế Ngọc Hải (SLNA) đá bóng triệt hạ đối thủ Anh Khoa (SHB Đà Nẵng) ở V-League 2014.

Anh Khoa sau đó phải giải nghệ; Quế Ngọc Hải bị cấm thi đấu 6 tháng, chịu toàn bộ chi phí chữa trị cho cầu thủ Đà Nẵng (khoảng hơn 800 triệu đồng).

Đá bóng là môn thể thao vua; có tính chiến thuật cao, nâng cao tinh thần thể thao nước nhà, được nhiều người biết đến và chơi môn thể thao này rộng rãi. Việt Nam cũng có rất nhiều giải lớn nhỏ được tổ chức dành cho môn thể thao này; tuy nhiên cách chơi và chiến thuật của mỗi người đều không giống nhau, nên rất dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Ngoài ra cũng có vài người thích “bạo lực hóa” trong môn thể thao vua này như là triệt hạ đối thủ vậy nên; Căn cứ Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao.

Trong đó:

Điều 9. Vi phạm quy định về cấm bạo lực trong hoạt động thể thao (46/2019/NĐ-CP)

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục; truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương; chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới; lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự quy định tại khoản 1 Điều này.

Xem thêm: Cá độ bóng đá có đúng là bất hợp pháp hay không?

Trường hợp của cầu thủ Thịnh

Về vụ việc Đá bóng triệt hạ đối thủ; pháp luật nước ta đã có quy định đối với các hành vi bạo lực đe doạ đến sức khỏe; tính mạng của người khác trong hoạt động bóng đá có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng; (theo khoản 1, điều 9 46/2019/NĐ-CP)

Anh Thịnh còn phải bồi thường cho anh Dũng về mặt tinh thần; thu nhập hàng tháng; và chịu hoàn toàn tiền viện phí chữa trị cho đến khi anh Dũng hoàn toàn bình phục. Ngoài ra CLB TP.HCM cũng sẽ có trách nhiệm liên đới bồi thường với anh Thịnh.

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có hiểu biết thêm về pháp luật bạn cần và được tư vấn pháp luật xin liên hệ công ty Luật sư X sđt:  0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Cá độ bóng đá bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?” answer-0=”Theo quy định tại điều 321 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội đánh bạc từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bán độ bị phạt bao nhiêu” answer-0=” Hiện nay hành vi bán độ được coi là tội tổ chức đánh bạc được quy định tại Điều 322 Bộ Luật hình sự 2015 bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Cổ vũ bóng đá quá khích bị phạt không?” answer-0=”Cụ thể: tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự ở nơi tổ chức các hoạt động thể dục; thể thao” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

4.4/5 - (9 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm