Xin chào Luật sư X. Tôi được một người bạn giới thiệu về bảo hiểm tài sản, tuy nhiên tôi chưa biết quy định pháp luật về loại bảo hiểm này ra sao? Tôi mới chỉ tìm hiểu về bảo hiểm con người. Vậy không biết rằng đặc điểm của bảo hiểm tài sản là gì? Nguyên tắc và quy trình bồi thường ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm tài sản là gì?
Bảo hiểm tài sản là một loại nghiệp vụ cơ bản thuộc bảo hiểm phi nhân thọ được quy định tại Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 và được định nghĩa như sau: “Bảo hiểm tài sản là sản phẩm bảo hiểm mà theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, với điều kiện bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đúng thỏa thuận”.
Đặc điểm của bảo hiểm tài sản.
Từ khái niệm trên có thể thấy, bảo hiểm tài sản có đặc điểm sau:
Thứ nhất, bảo hiểm tài sản là một loại sản phẩm vô hình, người hưởng bảo hiểm chỉ có thể thấy được kết quả của việc bảo hiểm khi xảy ra rủi ro liên quan tới tài sản là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm mà người đó đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ hai, để được hưởng loại sản phẩm này, bên hưởng bảo hiểm phải ký hợp đồng bảo hiểm tài sản với doanh nghiệp bảo hiểm để làm cơ sở cho việc được bồi thường khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro.
Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Từ định nghĩa này, có thể thấy, bảo hiểm là một cơ chế mà theo đó bên bảo hiểm nhận một khoản phí từ người mua bảo hiểm để dự trù cho việc bồi thường, chi trả khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Hay nói cách khác, bảo hiểm là cơ chế dịch chuyển rủi ro giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Và hợp đồng bảo hiểm chính là hình thức pháp lý của cơ chế bảo hiểm đó. Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm theo đó Doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm của người mua bảo hiểm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá mua tài sản và cam kết bồi thường cho người mua bảo hiểm khi tài sản họ mua bảo hiểm rơi vào các trường hợp được bảo hiểm.
Đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm tài sản:
– Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng gắn với các sự kiện ngẫu nhiên mang tính may rủi. Bảo hiểm cho sự rủi ro không bảo hiểm cho sự chắc chắn.
– Việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm chính là việc giải quyết hậu quả của rủi ro đã thỏa thuận trước trong hợp đồng bảo hiểm.
– Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, các bên không thể biết chắc chắn, chính xác về sự kiện bảo hiểm sẽ xảy ra, không xác định được trước hậu quả.
– Việc xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào việc có xuất hiện hay không các sự kiện ngẫu nhiên mang tính may rủi.
Đặc điểm về đối tượng bảo hiểm: Đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản thoả mãn các điều kiện sau:
– Tài sản được bảo hiểm phải là tài sản hợp pháp, được phép lưu thông trên thị trường.
– Tài sản trong bảo hiểm tài sản phải tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng. Người mua bảo hiểm cần chứng minh được tài sản cần bảo hiểm đang tồn tại còn nếu không thì không thể hình thành quan hệ bảo hiểm
– Tài sản phải định lượng được. Tức là tài sản có thể tính toán được giá trị của nó để xác định giá trị bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản được thực hiện như thế nào?
Giá trị thiệt hại là căn cứ bồi thường của bảo hiểm tài sản.
Để đảm bảo mục đích bồi thường của bảo hiểm tài sản, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định số tiền bồi thường không được vượt quá giá trị thiệt hại của tài sản tại thời điểm xảy ra rủi ro.
Giá trị thiệt hại của tài sản phải được xác định một cách trung thực, dựa trên giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm xảy ra rủi ro và mức độ thiệt hại thực tế. Chi phí xác định do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
Ngoài số tiền bồi thường, các chi phí cần thiết, hợp lý người mua bảo hiểm đã bỏ ra để đề phòng, hạn chế tổn thất… phát sinh theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.
Phương thức bồi thường bảo hiểm tài sản.
Phương thức bồi thường sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm tự thỏa thuận, bao gồm:
- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
- Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác
- Trả tiền bồi thường
Nếu hai bên không thống nhất được thì sẽ chọn cách trả tiền bồi thường.
Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn.
Nguyên tắc này áp dụng cho trường hợp bên thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho tài sản. Nếu đã được bảo hiểm bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn khoản tiền mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu bên thứ ba bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu bồi hoàn nếu bên thứ ba là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.
Giám định tổn thất, thiệt hại của tài sản được bảo hiểm.
Việc giám định tổn thất của tài sản do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện và chịu phí.
Nếu không đồng thuận với kết quả này, các bên có thể trưng cầu giám định viên độc lập. Nếu không đồng thuận được về giám định viên độc lập, một trong các bên có quyền yêu cầu tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi người được bảo hiểm cư trú chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn của người được bảo hiểm.
Để giảm thiểu rủi ro thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn và vệ sinh lao động, và các quy định khác có liên quan.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra, khuyến nghị, yêu cầu và ra thời hạn cho người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tài sản. Nếu quá thời hạn mà người được bảo hiểm vẫn không thực hiện, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tài sản nếu bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền đồng ý.
Quy trình bồi thường trong bảo hiểm tài sản.
Việc bồi thường được thực hiện theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản.
Thông thường, người được bảo hiểm cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Giấy yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản đã ký kết
- Giấy chứng nhận hoặc biên bản xác nhận đủ điều kiện an toàn (về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh lao động…)
- Biên bản giám định thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giám định viên độc lập
- Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất (của đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác)
- Bản kê khai tổn thất và giấy tờ chứng minh tổn thất.
Thời hạn yêu cầu bồi thường và thực hiện việc bồi thường bảo hiểm tài sản.
Điều 28 và 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
- Thời hạn yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản là 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng, theo đúng quy định của pháp luật.
- Công ty bảo hiểm phải bồi thường trong thời hạn đã thỏa thuận của hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ yêu cầu bồi thường.
- Thời hạn khởi kiện là 3 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (nếu có).
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
- Quy định về nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đặc điểm của bảo hiểm tài sản. Nguyên tắc và quy trình bồi thường của bảo hiểm tài sản”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, tìm hiểu về sổ xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mục đích của bảo hiểm tài sản là giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phòng ngừa những rủi ro có thể bất ngờ xảy đến trong tương lai mà chúng ta không thể nào dự báo trước được hết nhằm hạn chế tổn thất, bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm.
Hiện nay bảo hiểm tài sản được chia thành nhiều loại khác nhau theo tính chất của tài sản, mỗi loại lại có nhiều gói sản phẩm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Sau đây là một số loại bảo hiểm tài sản phổ biến gồm:
– Bảo hiểm nhà xưởng
– Bảo hiểm hàng hóa
– Bảo hiểm tài sản kỹ thuật
– Bảo hiểm cháy nổ
Quyền lợi có thể được bảo hiểm của một người hoặc tổ chức đối với tài sản được xem là đối tượng được bảo hiểm bao gồm quyền sở hữu tài sản, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản. Nói cách khác bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm nghĩa là tồn tại một số quan hệ được pháp luật công nhận giữa bên mua bảo hiểm với đối tượng bảo hiểm.