Khi đang tham gia giao thông, nhất là trong tình hình mưa bão. Chắc hẳn đôi lần chúng ta đã đâm trúng những ổ gà, ổ voi trên đường. Trong trường hợp sau khi va chạm, nếu có tổn thất thiệt hại về xe cộ, sức khỏe thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật giao thông đường bộ 2008
Nội dung tư vấn
Nguyên tắc bồi thường
Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rất rõ các nguyên tắc:
Đầu tiên, người bị xâm phạm có quyền yêu cầu bồi thường (ở đây là người bị ngã xe, va chạm với ổ gà):
Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.Người quản lý tài sản, người gây ra lỗi có trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Nguyên tắc khi bồi thường là: “Ai gây ra thiệt hại, người đó phải bồi thường. Ai là chủ sở hữu của đồ vật gây thiệt hại, người đó phải bồi thường.”
Vậy đường đi là thuộc quản lý của ai?
Đường giao thông của từng địa phương thuộc quyền quản lý của Sở Giao thông Vận tải địa phương đó. Đây là cơ quan có trách nhiệm quản lý, giám sát, sửa chữa đường giao thông. “Ổ gà, ổ voi” đều phải do cơ quan này phát hiện và khắc phục (theo Điều 48 Luật giao thông đường bộ 2008)
Điều 48. Quản lý, bảo trì đường bộ
1. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
2. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
Như vậy, nếu như có tai nạn xảy ra mà nguyên nhân là do sự cố, hư hỏng của đường giao thông thì Sở Giao thông Vận tải sẽ có trách nhiệm bồi thường (theo điều 584 bộ luật dân sự). Tuy nhiên, với những đường giao thông đặc biệt dạng dự án BOT hoặc đường thuộc sự quản lý đặc biệt thì những chủ đầu tư, những ban quản lý sẽ có trách nhiệm liên đới bồi thường.
Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng theo khoản 2 điều 584 nêu trên, Sở Giao thông Vận tải sẽ không phải bồi thường. Đó là trường hợp tai nạn do sự kiện bất khả kháng gây ra. Tức là nếu do thiên tai, bão lũ bất ngờ, dù Sở Giao thông đã cố gắng cảnh báo, sửa chữa nhưng do nhiều hạn chế khách quan mà không thể đảm bảo an toàn gây ra tai nạn, thì Sở Giao thông sẽ không phải bồi thường.
Xem thêm:
- Bồi thường khi bãi đỗ xe làm mất xe
- Ngã xe vì ổ gà, ai chịu trách nhiệm?
- Bị tai nạn do ổ gà, người Mỹ có quyền đòi thành phố bồi thường
Hoặc một trường hợp khác là nếu hư hỏng trên đường do người khác gây ra, hoặc nạn nhân không tuân thủ luật giao thông, biển cảnh báo nguy hiểm dân đến tai nạn thì Sở Giao thông Vận tải cũng sẽ không phải bồi thường. Hãy ghi nhớ để sẵn sàng đòi quyền lợi trong trường hợp cần thiết nhé!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp:
Tháng 3/2017, Hội đồng thành phố Peterborough (Canada) bồi thường cho một chủ xe Ferrari khoản tiền 10.000 USD do phương tiện này gặp phải ổ gà trên đường. Va đập mạnh khiến bánh xe bị cong vành và túi khí bật tung.
Bồi thường khi bãi đỗ xe làm mất xe
Nếu họ có treo biển ” quý khách tự bảo quản xe” thì quán cafe/quán nhậu sẽ không liên quan và không có trách nhiệm bồi thường.
Nếu họ có bảo vệ và thừa nhận việc trông xe thì mặc nhiên thừa nhận rằng chủ quán và bạn có thỏa thuận một hợp đồng gửi giữ bằng miệng.
Nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng theo khoản 2 điều 584 nêu trên, công ty cây xanh sẽ không phải bồi thường. Đó là trường hợp tai nạn do sự kiện bất khả kháng gây ra.
Hiểu đơn giản là nếu công ty cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết như cắt tỉa cành; chăm bón tốt; thường xuyên kiểm tra tình trạng cây; cảnh báo nguy hiểm có thể xảy ra;…. thì công ty sẽ không phải bồi thường. Khi đó, trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về công ty bảo hiểm mà chủ xe đã ký hợp đồng. Chi tiết về việc bồi thường sẽ được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.