Đang cư trú ở nước ngoài có được nhận di sản thừa kế không?

bởi Luật Sư X
Đang cư trú ở nước ngoài có được nhận di sản thừa kế không?

Quyền thừa kế tài sản là quyền của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Điều này không phụ thuộc vào việc người thừa kế đang ở trong nước hay nước ngoài mà phụ thuộc vào hàng thừa kế của người đó. Việc nhận di sản thừa kế có dành cho những người đang cư trú ở nước ngoài không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé! Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

Đang cư trú ở nước ngoài có được nhận Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo như quy định tại điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền của người lập di chúc, người lập di chúc có quyền sau đây:

Điều 626

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Theo đó, trường hợp thừa kế theo di chúc, không có quy định về sự phân chia rõ ràng giữa những người thừa kế trong nước và những người thừa kế đang cư trú ở nước ngoài.

Đang cư trú ở nước ngoài có được nhận Thừa kế theo pháp luật

Theo quy định, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự hàng thừa kế, chỉ khi nào không còn có ai trong nhóm đối tượng của hàng thừa kế được ưu tiên đầu thì mới xét đến các hàng thừa kế tiếp theo.

Và cụ thể sẽ có 3 hàng thừa kế theo như quy định tại điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, pháp luật Việt Nam không quy định giới hạn người đang cư trú ở nước ngoài và người đang cư trú trong nước được nhận di sản thừa kế hay không. Việc nhận di sản thừa kế phụ thuộc vào ý chí người chết để lại hoặc sẽ phụ thuộc vào hàng thừa kế mà người thừa kế. Nếu có đầy đủ các điều kiện quy định thì người đang cư trú ở nước ngoài vẫn được nhận phần di sản thừa kế của mình.Tuy nhiên, đối với trường hợp tài sản thừa kế là bất động sản thì đối với người đang cư trú ở nước ngoài sẽ có những hướng dẫn riêng dành cho tài sản thừa kế của những trường hợp này.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ

Hotline: 0833.102.102

Câu hỏi liên quan

Người thuộc trường hợp không được hưởng di sản trong di chúc nhưng chưa thành niên thì có được hưởng thừa kế không?

Trường hợp này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại tất cả các dự án đầu tư xây nhà thương mại phải không?

Theo quy định pháp luật; Người nước ngoài được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nghĩa vụ của người nước ngoài khi được hưởng thừa kế đất theo di chúc.

Người nước ngoài khi được hưởng di sản là đất tại Việt Nam theo di chúc; cần thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện quyền thừa kế của mình và thực hiện nghĩa vụ với người để lại di sản.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm