Đăng ký sang tên xe không chính chủ cần làm thủ tục gì 2023?

bởi Hương Giang
Đăng ký sang tên xe không chính chủ

Xe máy là một trong những phương tiện được người dân sử dụng để đi lại phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi đăng ký xe tại cơ quan có thẩm quyền, chủ sở hữu sẽ đứng tên trên giấy tờ xe theo quy định. Khi chủ sở hữu muốn đổi xe sang cho người khác, các bên phải chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để tiến hành thủ tục sang tên xe. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện nay, liệu Mua xe không chính chủ có sang tên được không? Đăng ký sang tên xe không chính chủ cần làm thủ tục gì? Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký sang tên xe không chính chủ là bao lâu? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào là xe không chính chủ?

Theo điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Cần phân biệt việc không làm thủ tục đăng ký sang tên khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế với các trường hợp mượn xe của người khác để lưu thông trên đường. Việc mượn xe không gọi là lỗi đi xe không chính chủ.

Mua xe không chính chủ có sang tên được không?

Trước đây, việc sang tên xe qua nhiều đời chủ thực hiện theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA.

Tuy nhiên, Thông tư 15 quy định việc sang tên xe qua nhiều đời chủ chỉ được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết đến hết 31/12/2014 đối với ô tô và hết ngày 31/12/2016 đối với xe máy.

Từ năm 2015 (với ô tô) và từ 2017 (đối với xe máy) tới nay, việc sang tên xe nếu không có giấy tờ mua bán và tìm được người đứng tên trên đăng ký xe cơ bản không thực hiện được.

Từ ngày 01/8/2020, khi Thông tư 58/2020/TT-BCA thay thế Thông tư 15 năm 2014 của Bộ Công an có hiệu lực, Bộ Công an tiếp tục cho phép người dân tiến hành sang tên xe qua nhiều đời chủ, kể cả khi không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu (mua bán, tặng cho…). Tuy nhiên, chỉ cho phép giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.

Nếu không thực hiện sang tên xe theo thời hạn nói trên thì từ ngày 01/01/2022, dù có giấy đăng ký xe, biển số xe thì xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu sẽ không được giải quyết sang tên. Do đó, nếu bạn có ý định mua xe máy cũ thì vẫn có thể mua bình thường. Tuy nhiên cần phải đầy đủ giấy tờ xác minh mua bán, hồ sơ gốc xe máy để đảm bảo việc sang tên đổi chủ.

Đăng ký sang tên xe không chính chủ
Đăng ký sang tên xe không chính chủ

Đăng ký sang tên xe không chính chủ cần làm thủ tục gì?

Trường hợp sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe, xuất trình giấy tờ của chủ xe, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe;
  • Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có);
  • Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);
  • Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định.

Bước 2: Cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số.

Trường hợp sang tên xe khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe

Chuẩn bị hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe;
  • Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).

Người có nhu cầu sang tên xe phải xuất trình giấy tờ của chủ xe. Sau đó, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe.

Cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký xe nơi cư trú

Người đang sử dụng xe đến cơ quan đăng ký xe nơi cư trú, xuất trình giấy tờ của chủ xe và nộp giấy tờ sau:

  • Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);
  • Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;
  • Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Bước 3: Cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số.

Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký sang tên xe không chính chủ

Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký sang tên xe không chính chủ như sau:

  • Trường hợp người đang sử dụng xe có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe;
  • Trường hợp người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên.
  • Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe.

Khi nào đi xe không chính chủ bị phạt?

Hiện tại theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi đi xe không chính chủ như nhiều người đề cập đến.

Mà Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định.

Cụ thể thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt lỗi xe không chính chủ như nhiều người nhắc tới. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

Theo quy định tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi xe không chính chủ chỉ được thực hiện qua 2 cách sau:

  • Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Công tác đăng ký xe.

Như vậy, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà CSGT kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau là được, sẽ không bị xử phạt về lỗi đi xe không chính chủ dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

  • CMND/CCCD
  • Giấy đăng ký xe.
  • Bằng lái xe.
  • Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
  • Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe mà phát hiện tổ chức, cá nhân không sang tên xe theo đúng quy định thì đối với phương tiện là xe máy bị xử phạt tới 600.000 đồng với cá nhân và tới 1.200.000 đồng với tổ chức. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ sang tên xe. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đăng ký sang tên xe không chính chủ”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đại học. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Cho bạn mượn xe để đi có bị phạt lỗi xe không chính chủ?

Căn cứ tại Điểm a Khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trường hợp mượn xe máy của bạn đi làm chứ không phải nhận chuyển quyền sở hữu xe thông qua các hình thức mua, được điều chuyển, cho, tặng xe. Nên bạn không thuộc trường hợp bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Có bị phạt lỗi đi xe không chính chủ khi vợ đi xe của chồng?

Theo quy định hiện hành thì trường hợp vợ đi xe của chồng bị cảnh sát giao thông hoặc người có thẩm quyền kiểm tra vẫn không bị phạt lỗi đi xe không chính chủ. Mà việc đi xe không chính chủ chỉ có bị xử phạt khi mua bán, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế mà không thực hiện việc sang tên thông qua việc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe.

Có thể làm thủ tục sang tên khi chủ xe đã mất không?

Câu trả lời là được, Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục đăng ký sang tên chiếc xe cho bạn thì gia đình bạn phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với chiếc xe đó. Việc sang tên đổi chủ xe khi chủ sở hữu xe đã chết được thực hiện theo trình tự thủ tục gồm: khai nhận di sản thừa kế đối với di sản là quyền sở hữu xe; sang tên đăng ký xe.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm