Đất có trích lục có làm sổ đỏ được không?

bởi QuachThiNgocAnh
Đất có trích lục có làm sổ đỏ được không?

Trích lục bản đồ địa chính (trích lục đất) là căn cứ phản ánh vị trí tọa lạc, số thứ tự thửa đất, số tờ bản đồ, số thửa; địa chỉ thửa đất; diện tích, mục đích sử dụng, tên chủ sở hữu thửa đất; các thay đổi của thửa đất,… Dựa trên bản trích lục đất, chủ sở hữu có thể xem xét để thực hiện các quyền lợi của mình với đất đai. Vai trò của trích lục dất tương đối quan trọng, vậy nếu chỉ có trích lục đất thì có thể làm sổ đỏ được không? Quy định của pháp luật về trích lục đất là gì? Cần những điều kiện gì để có thể làm sổ đỏ cho đất? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Đất có trích lục có làm sổ đỏ được không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để được làm sổ đỏ?

Sổ đỏ, sổ hồng là những từ mà người dân thường dùng để gọi các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.

Từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chung các loại giấy chứng nhận. Theo đó các loại giấy tờ này sẽ được gọi chung bằng tên gọi trên và không phân ra làm quyền sử dụng đất hay nhà ở.

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất .”

Do đó sổ đỏ chỉ là cách gọi thân quen của người dân đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Pháp luật không có quy định nào nhắc đến sổ đỏ.

Điều kiện để được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ được chia ra các trường hợp sau:

Có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Người xin cấp giấy chứng nhận có một trong các loại giấy tờ dưới đây:

Giấy tờ về quyền sử dụng đất đứng tên mình

Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai, khi có một trong những giấy tờ sau đây, người dân đủ điều kiện để cấp sổ đỏ:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai…

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực);

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

– Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ về QSDĐ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất

– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chỉnh phủ

Có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đứng tên người khác

Theo khoản 2 Điều 100 Luật đất đai 2013 hộ gia đình, cá nhân được cấp Sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu:

– Đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu bên trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan (do mua bán, tặng cho mà chưa sang tên…);

– Trước ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ;

– Không có tranh chấp.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án, kết quả hòa giải thành.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc các trường hợp sau đây thì được cấp sổ đỏ:

– Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân.

– Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.

– Văn bản công nhận kết quả hòa giải thành.

– Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014 mà chưa được cấp Sổ.

Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp trên được cấp sổ, trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện.

Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Căn cứ theo điều 101 Luật Đất đai 2013, người dân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất vẫn có thể được cấp sổ đỏ theo các trường hợp sau đây:

– Không phải nộp tiền sử dụng đất:

Khi có đủ các điều kiện sau, người dân được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ về QSDĐ;

– Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

-Phải nộp tiền sử dụng đất:

Hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ đỏ và phải nộp tiền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Đang sử dụng đất không có các giấy tờ về QSDĐ nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai.

– Được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Sổ.

Quy định về trích lục đất

Trích lục đất hay nói cách khác là trích lục bản đồ địa chính đối với thửa đất. Theo đó sau đây ta cùng đi tìm hiểu về trích lục bản đồ địa chính với thửa đất là gì?

Trích lục bản đồ địa chính (trích lục đất) là gì?

Đất có trích lục có làm sổ đỏ được không?
Đất có trích lục có làm sổ đỏ được không?

Pháp luật đất đai không quy định về khái niêm trích lục bản đồ địa chính là gì tuy nhiên ta có thể tìm hiểu thông qua khái niệm trích lục thửa đất. Trích lục thửa đất hay trích đo thực địa là việc sao chép và thể hiện lại thông tin của một thửa đất nhất định. Cung cấp thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai,…

Khác với trích lục thửa đất, trích lục bản đồ địa chính không chỉ thể hiện thông tin của một thửa đất mà còn bao gồm cả thông tin của cả một khu đất. 

Trích lục bản đồ địa chính là bản can vẽ trên giấy hoặc trên bản đồ kỹ thuật số mô tả chính xác ranh giới, phạm vi một khu vực đất nhất định nào đó lên bản đồ địa chính. Thông qua bản trích lục bản đồ địa chính, cơ quan nhà nước quản lý về đất đai cũng như người sử dụng đất biết rõ vị trí tọa lạc, số thứ tự thửa đất, số tờ bản đồ, số thửa; địa chỉ thửa đất; diện tích, mục đích sử dụng, tên chủ sở hữu thửa đất; các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất; bản vẽ thửa đất (sơ đồ, chiều dài cạnh thửa), và các công trình khác liên quan, hệ thống giao thông, thủy lợi, sông, suối, …)

Bên cạnh đó, theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính gồm các nội dung:

  • Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ số và thông tin về địa chỉ của thửa đất từ cấp xã trở lên;
  • Diện tích
  • Mục đích sử dụng đất
  • Tên người sử dụng đất, đia chỉ thường trú
  • Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
  • Bản vẽ thửa đất: sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

Qua đó, có thể thấy “trích lục bản đồ địa chính” là văn bản trích lại thông tin của một thửa đất nhất định nào đó trong “bản đồ địa chính”.

Các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính

Trích lục bản đồ địa chính sẽ giúp cơ quan nhà nước thuận tiện trong quá trình quản lý đất đai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai như giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai….Bên cạnh đó, trích lục bản đồ địa chính của thửa đất nhất định nào đó cũng là tài liệu phục vụ người sử dụng đất dễ dàng hơn trong việc thực hiện các quyền của mình đối với thửa đất.

Theo quy định của pháp luật đất đai, các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính đó là:

  • Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định khi giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất thì văn phòng đăng ký đất đai phải trích lục bản đồ địa chính.
  • Cấp lại Giấy chứng nhận: tại khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai: Trích lục bản đồ địa chính là một trong các tài liệu cần có trong hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Thành phần cần có trong hồ sơ xin giao đất, thuê đất của người xin giao đất, thuê đất đối với dự án phải trình với quan có nhà có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
  • Thành phần cần có trong hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
  • Thành phần cần có trong hồ sơ thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 9, điểm d khoản 1 Điều 10, điểm d khoản 1 Điều 11, điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm đ khoản 1 Điều 13 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.

Đất có trích lục có làm sổ đỏ được không?

Điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định công việc của Văn phòng đăng ký đất đai khi đăng ký, cấp Giấy chứng nhận như sau:

“Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có)”

Theo quy định trên, trong một số trường hợp, khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính để phục vụ việc cấp Giấy chứng nhận như đối chiếu về diện tích, kích thước, ranh giới thửa đất,…Bên cạnh đó việc trích lục bản đồ địa chính được thực hiện với một trong các mục đích kể trên.

Vì vậy, trích lục bản đồ địa chính không phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất. Hay nói cách khác, trích lục bản đồ địa chính không phải giấy tờ chứng minh điều kiện được cấp Giấy chứng nhận.

Hộ gia đình, cá nhân chỉ được cấp Giấy chứng nhận khi có đủ điều kiện theo trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (căn cứ Điều 100 và Điều 101 Luật Đất đai 2013) đã được phân tích ở mục phía trên.

Như vậy thì trích lục bản đồ địa chính không phải là giấy tờ chứng minh điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chỉ được sử dụng để đối chiếu về ranh giới, diện tích, kích thước thửa đất. Việc có hay không có trích lục bản đồ địa chính thì khi cấp Giấy chứng nhận vẫn phải có đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì mới được cấp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đất có trích lục có làm sổ đỏ được không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới hồ sơ, thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, tiền chuyển mục đích sử dụng đất hoặc để được tư vấn về các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Muốn làm sổ đỏ thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) lần đầu gồm có:
– Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK (đơn xin làm sổ đỏ)
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
– Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
– Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
– Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

Trích lục bản đồ địa chính được sử dụng để làm gì?

Trích lục bản đồ địa chính là căn cứ để cơ quan nhà nước quản lý về đất đai cũng như người sử dụng đất biết rõ vị trí tọa lạc, số thứ tự thửa đất, số tờ bản đồ, số thửa; địa chỉ thửa đất; diện tích, mục đích sử dụng, tên chủ sở hữu thửa đất; các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất; bản vẽ thửa đất (sơ đồ, chiều dài cạnh thửa), và các công trình khác liên quan, hệ thống giao thông, thủy lợi, sông, suối, …)
Bên cạnh đó, trích lục bản đồ địa chính là một trong các tài liệu cần có trong hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai; là thành phần phần cần có trong hồ sơ xin giao đất, thuê đất của người xin giao đất, thuê đất đối với dự án phải trình với quan có nhà có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; hồ sơ chuyển mục đích sử sụng đất,…
Do đó trích lục bản đồ địa chính có ý nghĩa quan trọng với người sử sụng đất trong một số trường hợp.

Đất chỉ có trích lục có chuyển nhượng được không?

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, thông thường bên chuyển nhượng có đủ 04 điều kiện trên thì được phép chuyển nhượng. Do đó việc có trích lục đất hay không thì không quyết định tới quyền chuyển nhượng của người sử dụng đất, miễn họ có đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định.

3.7/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm