Xin chào Luật sư X, tôi có một mảnh đất ở đô thị và đang có nhu cầu xây dựng nhà ở trên đó. Mảnh đất này tôi mua vào năm 2017 đã có đầy đủ giấy tờ cần thiết. Nhưng tôi có nghe nói một vài thông tin rằng đất ở đô thị không được phép xây dựng nhà ở khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật sư cho tôi hỏi có đúng như vậy không? Và đất ở đô thị có được xây nhà không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc của anh về vấn đề “Đất ở đô thị có được xây nhà không” mời anh đọc bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là đất ở đô thị?
Theo khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai 2013 thì đất ở đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời, theo điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất ở đô thị là một trong những loại đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Quy định về việc sử dụng đất ở đô thị
Việc sử dụng đất ở đô thị được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 144 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
- Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
Hạn mức đất ở đô thị là bao nhiêu?
Hạn mức đất ở đô thị theo khoản 4 và khoản 5 Điều 144 Luật Đất đai 2013 như sau:
- UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
- Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
Đất ở đô thị có được xây nhà không
Đất ở đô thị còn được gọi là đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ loại đất được sử dụng để ở, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định đất phi nông nghiệp có thể bao gồm đất ở tại đô thị hoặc đất ở nông thôn (đất thổ cư).
Về mục đích sử dụng của loại đất này là để xây dựng nhà ở hoặc các công trình khác nhằm phục vụ đời sống của người sử dụng đất. Hiện nay, pháp luật đất đai chia đất thổ cư thành hai loại chính là:
- Đất thổ cư đô thị (ở đô thị ): Đất ở đô thị về cơ bản vẫn mang đầy đủ đặc điểm pháp lý của đất thổ cư thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt của đất ở đô thị là thuộc địa giới hành chính của các thị trấn, các phường, quận, thành phố, thị xã hoặc có thể thuộc khu vực khu dân cư đã có quy hoạch là khu đô thị mới.
- Đất thổ cư nông thôn (ở nông thôn: còn gọi là đất thổ cư nông thôn (khu vực nông thôn và do xã quản lý). Điểm khác cơ bản của loại đất này là được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng chính sách thu thuế cũng như quy hoạch riêng.
Về cơ bản thì đất thổ cư chính là đất để người dân xây nhà cũng như các công trình phục vụ nhu cầu ở nói chung. Tuy nhiên, để chắc chắn về tình trạng này, người sử dụng đất nên kiểm tra thật kỹ thông tin giấy tờ đất đai của mình. Cụ thể, khi kiểm tra người sử dụng đất cần kiểm tra phần “mục đích sử dụng”, nếu tại mục này có ghi là “đất ở” thì hoàn toàn có quyền xây nhà cùng các công trình phụ trợ khác.
Lưu ý: Đối với trường hợp việc xây dựng nhà ở phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì ngoài điều kiện là đất thổ cư, trước khi xây dựng nhà ở người sử dụng đất còn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
Thủ tục xin cấp phép xây dựng trên đất ở đô thị
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng: Căn cứ Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như sau:
“a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.”
Theo đó, hồ sơ bao gồm:
- Một, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Hai, bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
- Ba, bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).
Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.
Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
Mời bạn xem thêm
- Đất dự án có xây nhà được không?
- Đất vườn có được xây nhà xưởng không?
- Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà cấp 4 không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đất ở đô thị có được xây nhà không” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).
– Một, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
– Hai, bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
– Ba, bản vẽ thiết kế xây dựng;
– Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).
Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.