Tôi là Hoàng ở Hưng Yên, tôi có một số vấn đề liên quan đến đất trồng lúa muốn được đặt câu hỏi cho Luật sư. Gia đình tôi có một mảnh ruộng 3 sào ở quê nhưng không canh tác hay thực hiện trồng trọt gì. Mảnh ruộng nhà tôi có vị trí gần khu dân cư và cũng gần đường quốc lạ. Gia đình tôi định xây một căn nhà tạm nhỏ để buôn bán tạp hoá cho người dân trong khu vực và những người đi qua quốc lộ. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này tôi có thể xây nhà trên đất trồng lúa này không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Đất trồng lúa nước có được xây nhà không? ” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đất trồng lúa nước có được xây nhà không?
Trường hợp bạn vừa chia sẻ cũng đã cho chúng tôi những thông tin nhất định về mong muốn cũng như các điều kiện về đất đai của bạn. Hiện nay đất đai được chia thành nhiều loại với nhiều mục đích sử dụng khác nhau và được quy định rõ ràng trong mỗi một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu bạn muốn được xây nhà trên diện tích đất trồng lúa thì bạn cần phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất.
Việc sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 134 Luật Đất đai năm 2013, theo đó Nhà nước ban hành các chính sách để bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Đối với những trường hợp cần thiết phải thực hiện việc chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào một mục đích khác thì Nhà nước sẽ có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc các biện pháp làm tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Đồng thời theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 việc sử dụng đất không đúng mục đích là một trong những hành vi của người sử dụng đất bị nghiêm cấm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, nếu bạn muốn được xây dựng nhà ở trên đất trồng lúa thì trước hết bạn cần chuyển mục đích sử dụng dụng đất trồng lúa (đất nông nghiệp) sang đất ở (đất phi nông nghiệp) và việc chuyển mục đích sử dụng đất này cần được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mời bạn xem thêm: quy định về hợp đồng thử việc
Xây nhà trên đất trồng lúa bị phạt thế nào?
Trong trường hợp bạn dù đã biết là đất của mình không đủ điều kiện để xây nhà nhưng vẫn cố tình thực hiện xây dựng thì bạn có thể sẽ phải đối mặt với những mức phạt khác nhau theo Luật định. Hiện nay trong trường hợp bạn là người dân và tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì hình phạt mà bạn phải đối mặt là hình phạt về tài chính đối với số tiền từ 6.000.000 đến 500.000.000 cùng với những biện pháp khắc phục hậu quả.
Nếu không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở mà tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ bị xử lý với hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt được xác định như sau:
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích dưới 0,01 héc ta thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 03 héc ta trở lên thì bị phạt với số tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 240.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị.
Như vậy, có thể thấy rằng số diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất trái phép càng nhiều thì mức xử phạt càng cao, đặc biệt là đối với các mảnh đất nằm tại khu vực đô thị thì mức xử phạt vi phạm hành chính cao gấp hai lần so với đất tại khu vực nông thôn.
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở
Việc xử phạt với hành vi vi phạm pháp luật về mục đích sử dụng của đất đai hiện nay bị xử phạt hành chính với mức khá cao. Nên thay vì tự ý chuyển đổi bạn nên tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất này. Đầu tiên là điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất hãy tham khảo thông tin chúng tôi đưa ra ở dưới đây:
Để có thể thực hiện được thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở thì phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như sau:
– Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc trong dự án đầu tư của chủ đầu tư;
– Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy để xem xét đất nhà mình có đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất hay không khi có nhu cầu chuyển thì bạn cần phải liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để tìm hiểu về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nơi có thửa đất.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu được không?
- Mẫu đơn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mới năm 2024
- Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương của giáo viên mới 2024
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất trồng lúa nước có được xây nhà không?“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:
Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm.
Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương.
Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Không quá 25 ngày đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.