Hà Giang là tỉnh biên giới của Việt Nam, nằm ở cực bắc của Việt Nam, địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Hà Giang cũng có những thế mạnh riêng trong phát triển ngành du lịch tham quan, phát triển các loại nông sản chất lượng cao như cam, chè, mật ong…Và để có thể bảo hộ thương hiệu, tránh việc bị mất thương hiệu thì việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ là một việc làm không thể không thực hiện. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ giới thiệu về Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Hà Giang năm 2021
Tại sao phải đăng ký logo cho doanh nghiệp?
Một là, đăng ký logo là việc doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu với cơ quan nhà nước; từ đó sẽ được pháp luật bảo vệ trước mọi dấu hiệu xâm phạm;
Hai là, đăng ký logo tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác;
Ba là, đăng ký logo là bước đầu tiên; và cũng là bước quan trọng nhất để khẳng định chất lượng của sản phẩm; tạo uy tín với khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ và góp phần làm nên tên tuổi của doanh nghiệp;
Bốn là, khi có những dấu hiệu về tranh chấp; vi phạm logo thì văn bằng bảo hộ logo sẽ là tài liệu chứng minh hữu hiệu nhất để chứng minh quyền sở hữu của doanh nghiệp với logo này.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Hà Giang như thế nào?
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cả một quá trình kéo dài và trải qua khá nhiều các bước. Cụ thể chúng ta cần thực hiện những thủ tục sau đây:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những bước quan trọng; và được thực hiện đầu tiên khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Bộ hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật cần có:
- Tờ khai đăng ký (theo mẫu của Bộ khoa học & công nghệ ban hành).
- Mẫu nhãn hiệu (In kích cỡ 5cm x 5cm, 8 bản)
- Giấy ủy quyền thực hiện các thủ tục (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện).
- Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu nhãn hiệu (Gồm: chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu).
- Giấy Đăng ký kinh doanh của công ty sở hữu nhãn hiệu (đối với trường hợp đăng ký dưới sở hữu của công ty).
Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu Trí tuệ
Phương thức nộp hồ sơ đăng ký Khi tiến hành nộp hồ sơ, thì sẽ có hai phương thức nộp như sau:
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ. Có ba địa điểm chính để nộp trực tiếp gồm:
- Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hoặc nộp online qua Cổng thông tin trực tuyến: http://www.noip.gov.vn/
Trình tự thụ lý hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Hà Giang
Tiếp nhận đơn xin đăng ký
Trường hợp đơn có đủ tài liệu theo quy định:
- Cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn và các tờ khai.
- Tờ khai được trao có giá trị thay cho giấy biên nhận đơn.
Trường hợp đơn không đủ tài liệu thì đen sẽ bị từ chối tiếp nhận.
- Cục sở hữu trí tuệ không phải gửi trả lại cho người nộp đơn các tài liệu đơn
- Hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã nộp theo thủ tục hoàn trả phí, lệ phí theo quy định.
Thẩm định hình thức đơn
Khi hồ sơ đầy đủ giấy tờ, tài liệu, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hình thức của đơn. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu về hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn; từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không. Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn và có thể bị kéo dài.
Cục sở hữu ra công bố đơn hợp lệ
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ sẽ được Cục sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.
Thời hạn công bố là 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ.
Bạn đọc có thể thích:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại TP Hồ Chí Minh
- Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội năm 2021
Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu về nhãn hiệu; là quy trình nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được bảo hộ nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Không áp dụng đối với ơn đăng ký thiết kế bố trí.
Quy trình thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu được tiến hành 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Sau quá trình thẩm định nội dung, nếu đơn đăng ký phù hợp với quy định thì sẽ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu có thời hạn là 12 tháng.
Tuy nhiên do số lượng đơn quá lớn dẫn đến Cục sở hữu trí tuệ không có đủ nhân lực để xử lý; nên dẫn đến quy trình có thể bị kéo dài đến 24 tháng.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Hà Giang của Luật Sư X
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngày càng được diễn ra phổ biến. Có thể thấy, khi thành lập doanh nghiệp, nhiều chủ doanh nghiệp không hoặc có rất ít kiến thức về các thủ tục, trình tự theo pháp luật. Điều này không chỉ cản trở việc kinh doanh, mà còn có thể tạo ra những tổn thất không đáng có. Giảm được những rủi ro như sau:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh; có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước; thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra nhiều cơ hội rủi ro.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng
- Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó; chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Các gói dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Hà Giang của Luật Sư X
Gói đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cơ bản
Đây là gói dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cơ bản nhất và bao gồm đầy đủ thủ tục để một nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền.
Gói dịch vụ đăng ký bảo hộ đầy đủ
Là gói dịch vụ đầy đủ nhất cho một nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể bởi:
- Cục sở hữu trí tuệ
- Cục bản quyền tác giả.
Đây là gói dịch vụ luôn được những đơn vị chuyên nghiệp và uy tín lựa chọn để bảo hộ nhãn hiệu của mình.
Trên đây là mức giá tham khảo; tùy vào từng khu vực có những tính đặc thù khác nhau nên mức giá khác nhau. Để biết thêm chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ số: 0833.102.102 để được tư vấn; hỗ trợ về Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu. Hân hạnh được phục vụ quý khách!
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận, trả lại đối tượng giám định phải lập thành biên bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Thời gian, địa điểm giao, nhận, trả lại đối tượng giám định;
2. Tên, địa chỉ của bên giao và bên nhận đối tượng giám định hoặc của người đại diện;
3. Tên đối tượng giám định; tài liệu hoặc đồ vật có liên quan;
4. Tình trạng và cách thức bảo quản đối tượng giám định khi giao, nhận, trả lại;
5. Chữ ký của bên giao và bên nhận đối tượng giám định
1. Xác định tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghịêp, phạm vi quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ;
2. Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;
3. Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;
4. Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm;
5. Các tình tiết khác của vụ tranh chấp, xâm phạm cần làm rõ