Giải thể là cách để “xóa bỏ” một công ty về mặt pháp lý, sau đó công ty sẽ không còn mã số thuế, không còn được hoạt động. Vậy thủ tục, dịch vụ giải thể doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn dịch vụ giải thể doanh nghiệp
1. Giải thể là gì?
Giải thể là một khái niệm không được định nghĩa rõ ràng trong Luật doanh nghiệp nhưng có thể được hiểu: Giải thể là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động theo ý chí của chủ doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền và bị xóa tên, mã số thuế khỏi cơ sở dữ liệu, sổ đăng ký kinh doanh. Nói cách khác thì doanh nghiệp có thể tự mình giải thể hoặc do nhà nước yêu cầu phải giải thể được quy định tại Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể:
Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây: a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. Trên thực tế, việc giải thể doanh nghiệp không hẳn mang ý nghĩa tiêu cực vì đôi khi doanh nghiệp chỉ được thành lập và kinh doanh trong 1 thời gian, đến một thời điểm nào đó khi nhiệm vụ đã hoàn thành thì việc giải thể đã được báo trước (theo điều lệ công ty): Ví dụ 1 dự án xây dựng, công ty A chỉ được thành lập và hoạt động trong 5 năm cho đến khi công trình được hoàn thiện. Sau khi kết thúc nhiệm vụ này, doanh nghiệp sẽ tự động giải thể. Mặt khác, các chủ doanh nghiệp có thể tự bàn bạc để đưa ra quyết định giải thể nếu cảm thấy công ty làm ăn không hiệu quả… Trường hợp doanh nghiệp bị nhà nước yêu cầu giải thể trên thực tế ít xảy ra, thường là khi doanh nghiệp kinh doanh hàng quốc cấm, kinh doanh trái phép mà bị phát hiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo và ra quyết định này. Đối với các trường hợp này, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp là hợp lý. Tham khảo bài viết: Phân biệt giải thể và phá sản
2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp như thế nào?
Ở đây tôi muốn nói rằng thủ tục giải thể doanh nghiệp được đề cập sẽ mang ý nghĩa chủ quan của chủ doanh nghiệp quyết định “giải tán công ty”. Có nghĩa, thủ tục giải thể là ý chí của chủ sở hữu – không đề cập đến thủ tục giải thể do bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn những thủ tục khác như: Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty … vì đơn giản thủ tục giải thể là chấm dứt hoạt động, xóa mã số thuế của công ty một cách vĩnh viễn. Nói một cách ví von thì giải thể công ty tương tự đối với khai tử cho một người đã chết. Do sự phức tạp của mình nên các chủ doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp. Thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện thông qua các bước như sau: Bước 1: Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đóng cửa tất cả những đơn vị trực thuộc công ty như: chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp công ty không mở thêm những đơn vị kiểu này thì không cần phải thực hiện. Hãy tham khảo bài viết để rõ hơn:
- Thủ tục giải thể chi nhánh công ty
- Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty
- Thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan Thuế – hay nói cách khác là “chốt thuế”. Trước khi chấm dứt hoạt động thì doanh nghiệp cần hoàn thành tất cả những nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước và các nghĩa vụ tài chính khác đối với bên thứ 3 (ví dụ đối tác, chủ nợ …). Cơ quan thuế sẽ mất một thời gian để kiểm tra tình trạng nợ thuế và ra công văn xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thiện nghĩa vụ thuế ngay sau đó. Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư. Khác với phá sản, doanh nghiệp sẽ phải được tòa án tuyến bố, giải thể công ty thì chỉ cần nộp ở Sở nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Sau khi nhận hồ sơ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ niêm yết thông tin lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh, sau một thời gian nếu không có ý kiến từ phía doanh nghiệp khác về hoạt động giải thể này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cập nhật tình trạng, xóa mã số thuế công ty tại kho dữ liệu. Thủ tục giải thể công ty đến đây đã hoàn tất. Tham khảo thêm bài viết: Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty
3. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Hà Nội
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Hà Nội là dịch vụ hữu ích do Luật sư X cung cấp để phục vụ, hỗ trợ quý khách hàng hoàn thành quá trình “khai tử” một công ty một cách nhanh chóng, ít mất nhiều công sức và phù hợp với quy định pháp luật. Đối với dịch vụ giải thể doanh nghiệp, Luật sư X sẽ hỗ trợ quý khách:
- Tư vấn thông tin, thủ tục giải thể một cách rõ ràng chính xác;
- Soạn thảo, hoàn thành hồ sơ giải thể;
- Thay mặt doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
- Đại diện nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao;
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ giải thể công ty: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Giải thể doanh nghiệp có lợi ích gì?” answer-0=”Nếu doanh nghiệp không còn kinh doanh thuận lợi, không có khả năng phục hồi, thì giải thể doanh nghiệp là một lựa chọn hợp lý. Bạn sẽ không còn phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế, tài chính với cơ quan nhà nước theo định kỳ, đồng thời giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng như trả lương, phúc lợi cho người lao động; thanh toán các nghĩa vụ tài chính.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Có thể giải thể doanh nghiệp ngay lập tức được không?” answer-1=”Không. Việc giải thể doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ theo quy trình luật định, và phải trải qua đủ thời gian bắt buộc.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Doanh nghiệp đã giải thể có được phục hồi trở lại?” answer-2=”Không. Một khi doanh nghiệp đã giải thể, nó sẽ bị xem như đã được “khai tử”. Doanh nghiệp này sẽ không còn tồn tại, và không thể được phục hồi.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]