Trong một số trường hợp, tạm ngừng kinh doanh là biện pháp để doanh nghiệp nâng cấp, cải tiến. Hoặc cũng có thể do một số lý do mà nhiều chủ doanh nghiệp quyết định tạm ngừng kinh doanh một thời gian. Vậy làm sao để quá trình tạm ngừng kinh doanh diễn ra êm xuôi và tiết kiệm? Luật sư X hân hạnh được cung cấp dịch vụ tạm ngừng kinh doanh để quý khách có thể tham khảo.
Hiện nay, vấn đề tạm ngừng kinh doanh ngày càng phổ biến. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chủ doanh nghiệp quyết định tạm ngừng kinh doanh phải dựa trên những căn cứ về pháp luật. Vì vậy dịch vụ tạm ngừng kinh doanh là lựa chọn hoàn hảo cho chủ doanh nghiệp.
1. Quy định pháp luật về tạm ngừng kinh doanh
1.1. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp đều có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong hai trường hợp:
- Tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của doanh nghiệp.
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của Cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành; nghề có điều kiện theo quy định.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp còn nợ. Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động. Trừ trường hợp doanh nghiệp; chủ nợ; khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
1.2. Nếu không thông báo tạm ngừng kinh doanh
Khi doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh trên thực tế, nhưng không thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh. Thì vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ pháp lý sau:
- Kê khai và báo cáo thuế hàng quý; hàng năm cho công ty đang tạm ngừng kinh doanh.
- Cơ quan thuế sẽ vẫn tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh định kỳ.
- Nghĩa vụ về kê khai và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động mặc dù công ty đã dừng hoạt động trên thực tế.
- Nghĩa vụ đóng thuế môn bài hàng năm mặc dù không còn kinh doanh.
Như vậy, để tránh tình trạng trên, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện việc thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp
2.1. Hồ sơ pháp lý
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm có: – Thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp.– Quyết định tạm ngừng kinh doanh (biên bản họp) của chủ sở hữu công ty dự định tạm dừng.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: là Quyết định tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp. Có chữ ký; đóng dấu của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với công ty TNHH một thành viên hay TNHH hai thành viên: Quyết định tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên công ty TNHH. Và Biên bản họp Hội đồng thành viên.
- Đối với công ty cổ phần: Quyết định tạm ngừng kinh doanh và Biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần.
- Đối với hộ kinh doanh cá thể: Quyết định tạm ngừng kinh doanh do chủ hộ kinh doanh ký xác nhận.
- Đối với công ty hợp danh: Quyết định tạm ngừng kinh doanh có xác nhận của thành viên hợp danh là chủ sở hữu công ty.
– Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện).– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có). Có thể thấy, các thành phần của hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo quy định mới không có sự khác biệt quá nhiều giữa các loại hình doanh nghiệp công ty. Nếu sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh thì chủ doanh nghiệp sẽ không phải tốn công thực hiện việc này.
2.2. Trình tự thực hiện
Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh, nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi đã tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh. Sau đó, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy các nhận về việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
3. Lý do chủ doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ tạm ngừng kinh doanh
Việc tự thực hiện tạm ngừng kinh doanh có thể khiến chủ doanh nghiệp tốn thời gian và công sức. Việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đã khó khăn, thì việc phải lo các hồ sơ; thủ tục sẽ khó tránh khỏi sai sót. Chưa kể, chủ doanh nghiệp sẽ mất thời gian để tìm hiểu quy định pháp luật. Nên lựa chọn dịch vụ tạm ngừng kinh doanh sẽ là lựa chọn hiệu quả để giúp chủ doanh nghiệp tránh được các vi phạm quy định pháp luật. Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều khách hàng sử dịch vụ tạm ngừng kinh doanh. Bởi sự tiện lợi mà dịch vụ này đem lại. Không chỉ tiết kiệm được thời gian và công sức. Dịch vụ còn hỗ trợ; tư vấn cho khách hàng hiểu rõ thêm về quy định pháp luật để tránh những sự cố không đáng có.
4. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X
4.1. Các gói dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tiện ích
Luật sư X, với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp; chuyên môn sẽ hỗ trợ đăng ký tạm ngừng; tư vấn tạm ngừng kinh doanh cho các khách hàng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ với những tiện ích kèm theo như sau để quý khách hàng lựa chọn phù hợp:
GÓI CƠ BẢN Trọn gói dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trong 1 năm (đã bao gồm chi phí hành chính nhà nước): chỉ 890.000đ
|
GÓI ĐẶC BIỆT Trọn gói tạm ngừng kinh doanh trong 2 năm liên tiếp (đã bao gồm chi phí hành chính nhà nước): Chỉ 1.500.000đ
|
4.2. Tiết kiệm chi phí khi sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh
Với 890.000đ quý khách bỏ ra để sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; quý khách thông thái sẽ được những lợi ích như sau:
- Giấy xác nhận tạm dừng hoạt động cho công ty theo thời gian ấn định (Tạm ngừng hoạt động 1 năm hoặc 2 năm).
- Giảm, lược bỏ nghĩa vụ kê khai thuế theo quý (Chi phí thuê dịch vụ kế toán kê khai thường là 2.000.000đ/1 quý. Như vậy 4 quý đã tiết kiệm được 8.000.000đ).
- Không bị xử phạt khi TNKD không thông báo tới cơ quan có thẩm quyền (Mức phạt từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ).
- Miễn giảm khoản thuế môn bài (Nếu TNKD trọn vẹn năm tài chính từ 01/01 đến hết 31/12) trị giá 2.000.000đ đến 3.000.000đ.
- Miễn trừ các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp.
- Tránh rủi bị các cơ quan thuế; quản lý thị trường kiểm tra khi vẫn thấy tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động.
Như vậy, chỉ bỏ ra số tiền là 890.000đ thì quý khách đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng và lại được đơn vi pháp lý chuyên nghiệp tạm ngừng kinh doanh hỗ trợ.
Video Luật sư đề cập vấn đề hồ sơ thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Trên đây là dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ: 0833102102
Hân hạnh được phục vụ quý khách!
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Quy trình thực hiện dịch vụ gồm:” answer-0=”Bước 1 Tư vấn cụ thể rõ ràng về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh Bước 2 Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2019 hợp lệ (Gồm: Thông báo, quyết định của chủ sở hữu, Biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty và bản sao các giấy tờ của khách hàng trong việc tạm dừng hoạt động) Bước 3 Thực hiện nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Sở kế hoạch & đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Bước 4 Hỗ trợ, tác động, khiếu nại nếu quy trình TNKD nếu phát sinh những vấn đề từ phía cơ quan nhà nước. Bước 5 Nhận kết quả đồng thời liên lạc và bàn giao kết quả TNKD theo thời hạn cam kết trên hợp đồng dịch vụ tạm ngừng. Bước 6 Lưu trữ kết quả và giải đáp những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình tạm ngưng công ty.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Tạm ngừng kinh doanh có phải thực hiện với cơ quan thuế không?” answer-1=”Trên thực tế đối với những trường hợp thông thường thì chỉ cần thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với Sở kế hoạch & đầu tư (có thể qua mạng hoặc trực tiếp tại bộ phận một cửa). Cơ quan thụ lý sẽ tự động cập nhật trạng thái hồ sơ tạm ngừng sau khi doanh nghiệp thực hiện xong thủ tục tạm dừng hoạt động, vì vậy cơ quan thuế sẽ được hệ thống cập nhật mà doanh nghiệp không phải thực hiện thêm bất kỳ thủ tục này với cơ quan thuế.” image-1=”” count=”2″ html=”true” css_class=””]