Dịch vụ tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu là dịch vụ pháp lý hữu ích hỗ trợ quý doanh nghiệp; khách hàng có thông tin về khả năng bảo hộ; trùng lặp và dấu hiệu nhận diện của nhãn hàng vừa thiết kế so với nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ trên thị trường. Điều này giúp quý khách hàng đưa ra lựa chọn; và quyết định đúng đắn nhất tránh rủi ro và mất bản quyền đã dày công gây dựng. Để cung cấp thêm thông tin về dịch vụ tra cứu này, các bạn hãy cùng Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Nội dung tư vấn
Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Đây là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam; để tránh tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Tra cứu thương hiệu – nhãn hiệu là bước đầu tiên; cơ bản cũng là quan trọng nhất để bắt đầu quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Tất nhiên tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ không cần phải bàn cãi; có rất nhiều doanh nghiệp đã lơ là và xem nhẹ việc này khiến xảy ra tình trạng mất bản quyền trong quá trình kinh doanh. Về cơ bản; để đăng ký bản quyền thương hiệu cần thông qua ba bước cơ bản như sau:
Bước 1
- Tra cứu – Nhãn hiệu sau khi được lựa chọn và thiết kế sẽ được tra cứu để cân nhắc sự trùng lặp; và khả năng bảo hộ đối với những nhãn hiệu khác đã tồn tại trên thị trường. Theo số liệu của Cục sở hữu trí tuệ thì hàng năm có tới hàng trăm nghìn nhãn được nộp; nếu doanh nghiệp không tra cứu sẽ rất dễ bị trùng lặp; và không được cấp văn bằng bảo hộ;
Bước 2
- Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ: Hồ sơ đăng ký bản hộ thương hiệu gồm những giấy tờ như sau; Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu (theo mẫu có sẵn); Giấy phép kinh doanh (hoặc cmnd, cccd hoặc hộ chiếu của cá nhân); mẫu nhãn hiệu được in màu kích cỡ 8x8cm;
Bước 3
- Chờ đợi quá trình thẩm định:
- Thẩm định mặt hình thức; Trong thời gian 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ;
- Thẩm định mặt nội dung; Trong thời gian 18 – 24 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ;
- Cấp văn bằng: Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp.
Cách tra cứu nhãn hiệu chi tiết
Cách 1: Tra cứu nhãn hiệu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bước 1
Truy cập vào địa chỉ tra cứu : http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
Bước 2:
Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm; Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
Bước 3:
Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
Bước 4:
Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12); và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo; và kết quả chỉ chính xác được từ 50%; do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.
Cách 2: Cách tra cứu nhãn hiệu nâng cao
Đối với đa số khách hàng, là người chưa có kinh nghiệm hay thì việc tra cứu để có kết quả chính xác có thể sử dụng là quá khó. Với cách thức tra cứu nâng cao này chúng tôi, Luật sư X cung cấp tới quý khách dịch vụ tra cứu nhãn hiệu nhanh chóng, chính xác. Thông thương khi tra cứu cơ bản, dữ liệu nằm trong kho dữ liệu công khai mà tỉ lệ chính xác chỉ khoản 50%, tuy nhiên khi sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu nâng cao, Luật sư X sẽ sử dụng nghiệp vụ pháp lý của mình để tra cứu dữ liệu nội bộ được update thường xuyên mang đến tỉ lệ chuẩn xác đến 90% và hoàn toàn có thể sử dụng trong việc nộp hồ sơ đảm bảo đăng ký nhãn hiệu.
Bạn chỉ cần cung cấp cho chúng tôi mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa chứa nhãn hiệu, mọi việc còn lại Luật sư X sẽ phụ trách
Với kinh nghiệm lâu năm cũng như đội ngũ chuyên viên, luật sư đã làm việc thực tiễn giải quyết hàng nghìn hồ sơ, tra cứu hàng nghìn nhãn hiệu cho khách hàng: chúng tôi cam kết dịch vụ tra cứu nhãn hiệu là tốt nhất, uy tín nhất với phí dịch vụ ưu đãi nhất.
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu
Để thuận tiện hơn trong quá trình thẩm định nhãn hiệu; đưa ra ý kiến để quý khách có lựa chọn tốt nhất khi đăng ký bảo hộ thương hiệu. Luật sư X hân hạnh cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu thương hiệu hỗ trợ tối đa; cụ thể như sau:
- Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu: Tiếp nhận nhãn hiệu (nhãn hiệu đầy đủ gồm phần hình và chữ); đưa ra ý kiến; đánh giá khả năng bảo hộ;
- Dịch vụ tra cứu tên thương hiệu: Tiếp nhận yêu cầu về tên thương hiệu; những băn khoăn về lựa chọn tên thương hiệu để đặt – Chúng tôi đánh giá và đưa ra gợi ý về cái tên;
- Dịch vụ hỗ trợ tăng khả năng bảo hộ nhãn hiệu khi bị trùng lặp với các nhãn khác cùng ngành nghề kinh doanh;
- Dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy quá trình cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu.Cụ thể
Tư vấn trước khi đăng ký nhãn hiệu:
- Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu) theo bảng phân nhóm quốc tế đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây, phù hợp với lĩnh vực quý công ty đang kinh doanh,
- Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu, tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ
- Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung logo, phối màu khi cần thiết.
- Tư vấn tra cứu nhãn hiệu.
- Tư vấn về bảo hộ các đối tượng khác liên quan đến nhãn hiệu như đăng ký bảo hộ bao bì, nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp.
- Tư vấn những yêu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ.
- Tư vấn mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo (nhãn hiệu).
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ trối của nhãn hiệu.
Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
- Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
- Sao chụp mẫu nhãn hiệu
- Soạn công văn tiến hành làm nhanh nếu cần thiết
- Giấy ủy quyền
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Đại diện thực hiện các thủ tục:
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng nhãn hiệu.
- Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, ra công báo, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sở tranh tụng khi cần thiết.
- Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với các chủ đơn khác.
Hỗ trợ sau khi đăng ký nhãn hiệu:
- Tư vấn thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu.
- Tư vấn thiết kế website doanh nghiệp.
- Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.
- Hỗ trợ tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư; hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=” Để đăng ký bản quyền thương hiệu cần thông qua những bước cơ bản nào?” answer-0=”Để đăng ký bản quyền thương hiệu cần thông qua ba bước cơ bản : Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ Bước 3: Chờ đợi quá trình thẩm định” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Qúa trình chờ đợi thẩm định có lâu không” answer-1=”Thẩm định mặt hình thức: Trong thời gian 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ; Thẩm định mặt nội dung: Trong thời gian 18 – 24 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ; Cấp văn bằng: Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Hồ sơ đăng ký bảo hộ gồm những gì?” answer-2=”Hồ sơ đăng ký bản hộ thương hiệu gồm những giấy tờ như sau: Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu (theo mẫu có sẵn), Giấy phép kinh doanh (hoặc cmnd, cccd hoặc hộ chiếu của cá nhân), mẫu nhãn hiệu được in màu kích cỡ 8x8cm;” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]