Xin chào Luật sư X. Hiện em đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành Luật, em đang có mong muốn tìm hiểu về quy định pháp luật tố tụng hành chính, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Em có thắc mắc rằng thời gian đưa ra xét xử đối với vụ án hành chính được quy định như thế nào? Điều kiện thụ lý vụ án hành chính ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện thụ lý vụ án hành chính năm 2022 như thế nào?
Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là căn cứ đầu tiên làm phát sinh mối quan hệ giữa người khởi kiện, người bị kiện với Tòa án. Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án cần xem xét một cách toàn diện các điều kiện khởi kiện để quyết định thụ lý hay từ chối giải quyết vụ án. Theo quy định hiện hành, Tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, vụ việc khởi kiện không thuộc các trường hợp trả lại đơn khởi kiện và chuyển đơn khởi kiện.
Thứ hai, người khởi kiện đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp theo quy định của pháp luật). Việc nộp tiền tạm ứng án phí thể hiện trách nhiệm của người khởi kiện đối với yêu cầu khởi kiện, Tòa án thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý.
Thứ ba, việc khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhận đơn. Mỗi Tòa án đều có thẩm quyền riêng trong giải quyết vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi vụ việc khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình theo quy định tại Điều 31, 32 của Luật TTHC 2015.
Thời gian nhận và xem xét đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 121 Luật Tố tụng hành chính 2015 về thời gian nhận và xem xét đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:
Điều 121. Nhận và xem xét đơn khởi kiện
…
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.
Thời gian thụ lý vụ án trong tố tụng hành chính là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 125 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thời gian thụ lý vụ án trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:
“Điều 125. Thụ lý vụ án
1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
2. Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý. Việc thụ lý vụ án phải được ghi vào sổ thụ lý.”
Thời gian phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trong tố tụng hành chính trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thời gian phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:
“Điều 127. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
…
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này.”
Thời gian chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015 về thời gian chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:
“Điều 130. Thời hạn chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:
1. 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này.
2. 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này.
3. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
Như vậy, trong tố tụng hành chính, thời gian đưa ra xét xử một vụ án hành chính trải qua nhiều giai đoạn như giai đoạn nhận và xem xét đơn khởi kiện, giai đoạn thụ lý vụ án, giai đoạn phân công Thẩm phán giải quyết vụ án và giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ trọn gói năm 2022
- Dịch vụ tư vấn thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất
- Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp năm 2022 trọn gói, uy tín
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Điều kiện thụ lý vụ án hành chính năm 2022 như thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Người khởi kiện phải nộp số tiền nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí của Tòa án; trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí; hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3 và Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015; có 06 loại đối tượng khởi kiện như sau:
Quyết định hành chính. Quyết định này phải là quyết định áp dụng trong lĩnh vực hành pháp; có nghĩa là không được kiện 1 quyết định hành chính là văn bản quy phạm hay 1 quyết định áp dụng trong lĩnh vực tư pháp. Quyết định hành chính đó phải ảnh hưởng đến lợi ích của người khởi kiện.
Hành vi hành chính
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
Quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân
Án phí hành chính sơ thẩm (200.000 đồng).
Án phí hành chính phúc thẩm (200.000 đồng).
Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.
Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.