Đình công bất hợp pháp người lao động bị xử lý ra sao?

bởi TranQuynhTrang
Đình công bất hợp pháp người lao động bị xử lý ra sao?

Một trong những quyền cơ bản của người lao động, được pháp luật quy định đó chính là đình công. Việc đình công sẽ được diễn ra do tập thể người lao động quyết định thông qua tổ chức công đoàn khi người lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động về giải quyết tranh chấp lao động và cũng không lựa chọn việc giải quyết tranh chấp thông qua con đường toà án. Việc đình công sẽ được diễn ra khi Ban chấp hành Công đoàn cơ sở lấy ý kiến bằng cách bỏ phiếu kín của tập thể người lao động hoặc lấy chữ ký và cần đảm bảo điều kiện được nửa số lượng người lao động đồng ý. Tuy nhiên trên thực tế hiện nảy diễn ra rất nhiều cuộc đính công bất hợp pháp. Vậy khi đình công bất hợp pháp người lao động bị xử lý ra sao? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là đình công?

Căn cứ theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khái niệm đình công cụ thể như sau:

Đình công

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Theo đó, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Khi người lao động đình công thì sẽ xảy ra hai trường hợp rằng người lao động đình công hợp pháp và người lao động đình công không hợp pháp.

Trong trường hợp người lao động đình công không hợp pháp thì sẽ không được bảo đảm quyền lợi. Người lao động chỉ được đảm bảo quyền lợi chính đáng khi đình công hợp pháp.

Trường hợp nào là đình công hợp pháp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp người lao động được quyền đình công cụ thể như sau:

Trường hợp người lao động có quyền đình công

Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:

1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Theo đó, người lao động chỉ có quyền đình công trong hai trường hợp sau:

– Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

– Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Đình công bất hợp pháp người lao động bị xử lý ra sao?
Đình công bất hợp pháp người lao động bị xử lý ra sao?

Trường hợp nào bị coi là đình công bất hợp pháp?

Đối với quy định về trường hợp bị coi là đình công không hợp pháp thì tại Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

Trường hợp đình công bất hợp pháp

1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.

2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.

4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.

6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

Như vậy, những trường hợp đình công không hợp pháp bao gồm:

(1) Không thuộc trường hợp được quyền đình công.

(2) Không do tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

(3) Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công.

Theo Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 thì đình công phải trải qua trình tự cụ thể như sau: (1) Lấy ý kiến về đình công – (2) Ra quyết định đình công và thông báo đình công – (3) Tiến hành đình công. Nếu không đảm bảo trình tự này, cuộc đình công sẽ là bất hợp pháp.

(4) Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

(5) Tiến hành đình công ở những nơi không được đình công.

(6) Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Đình công bất hợp pháp người lao động bị xử lý ra sao?

Theo khoản 2 Điều 217 Bộ luật Lao động, khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì tất cả người lao động tham gia đều phải ngừng đình công và quay trở lại làm việc.

Nếu Tòa án đã xác định cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động vẫn tiếp tục đình công, không chịu trở lại làm việc thì người lao động và tổ chức đại diện có thể bị xử lý như sau:

Bị xử kỷ luật lao động

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019, tùy vào mức độ của hành vi vi phạm và nội dung của nội quy lao động, người lao động tham gia đình công bất hợp pháp có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các hình thức sau:

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3. Cách chức.

4. Sa thải.

Bồi thường thiệt hại

Cũng theo khoản 2 Điều 217 Bộ luật Lao động, nếu cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động lãnh đạo đình công sẽ phải chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.

Xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ khoản 3 Điều 217 Bộ luật Lao động, việc xử phạt được đặt ra đối với những hành vi sau đây:

– Lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

– Có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công.

– Trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công sẽ

Cụ thể mức phạt hành chính đối với các hành vi trên như sau:

SttHành vi bị cấmMức phạt vi phạm
1Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công.Phạt 01 – 02 triệu đồng(Khoản 2 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
2Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.Phạt 01 – 02 triệu đồng(Khoản 2 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
3Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.300.000 đồng – 500.000 đồng(Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
4Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.05 – 10 triệu đồng(Khoản 3 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Nếu vi phạm có tính chất nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự, người lao động tham gia đình công bất hợp pháp sẽ bị xử lý hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đình công bất hợp pháp người lao động bị xử lý ra sao?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tư vấn như Giấy chứng nhận kiểm định xe cơ giới hết hiệu lực. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Người lao động có được trả lương trong thời gian đình công hay không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 207 Bộ luật Lao động năm 2019; Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Chủ thể nào tham gia và lãnh đạo đình công?

Là người lao động, tập thể lao động và thành phần lãnh đạo đình công. Trên thực tế, tư cách chủ thể của các bên khi tham gia đình công là một trong các yếu tố quyết đinh tính hợp pháp của cuộc đình công. Ví dụ: Chủ thể lãnh đạo đinh công theo quy định của pháp luật hiện hành phải là tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể, chủ thể tham gia đình công là tập thể lao động trong phạm vi một doanh nghiệp…

Chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết đình công?

Chủ thể có thẩm quyền giải quyết đình công theo quy định của pháp luật hiện hành là toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án nhân dân cấp cao (theo Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm