Chào Luật sư. Tôi đã làm bác sĩ tại bệnh viện Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh được 25 năm. Tháng 6 năm nay tôi sẽ nghỉ hưu. Vì hiện tại có rất nhiều văn bản pháp luật được đổi mới và thay đổi một số điều khoản nên tôi chưa cập nhật được những điều kiện và một số vấn đề liên quan đến việc nghỉ hưu. Cho tôi hỏi hiện nay pháp luật quy định như thế về độ tuổi được hưởng lương hưu? Mức hưởng lương hưu hiện nay được tính như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, mời bác cùng Quý bạn đọc tham khảo bài viết liên quan về: “Độ tuổi nghỉ hưu của bác sĩ là bao nhiêu tuổi?” dưới đây của Luật sư X. Hy vọng bài viết hữu ích đến bac và Quý bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Bác sĩ là viên chức hay công chức?
Về nơi làm việc của viên chức là đơn vị sự nghiệp công lập, thì nơi làm việc của công chức là trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; rong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); hoặc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực như: Giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
Như vậy, nếu bác sĩ được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc giữ ngạch lương theo trình độ thì sẽ là viên chức. Do đó bác sĩ làm việc tại các bệnh viện tư nhân không phải là viên chức.
Tại khoản 1 Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Chế độ hưu trí
- Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của viên chức sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Độ tuổi nghỉ hưu của bác sĩ là bao nhiêu tuổi?
Căn cứ vào Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu
- Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
- Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Trong năm 2023 thì người lao động nói chung và viên chức nói riêng thì nam làm việc trong điều kiện bình thường sẽ đủ tuổi nghỉ hưu khi được 60 tuổi 9 tháng và đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thưởng sẽ đủ tuổi nghỉ hưu khi được 56 tuổi.
Theo Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
1. Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;
2. Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;
3. Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần;
4. Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Mức lương hưu bác sĩ được hưởng khi nghỉ hưu là bao nhiêu?
Đối với lao động nam: Nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% (tương ứng với 35 năm đóng BHXH)
Đối với lao động nữ: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% (tương ứng với 30 năm đóng BHXH)
Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại: Điều 62, Điều 64 Luật BHXH 2014; Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015; Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; Khoản 19 và 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Giải quyết tranh chấp tiền lương trong quan hệ lao động 2023
- Hồ sơ xin cấp giấy phép dịch vụ mạng xã hội năm 2023
- Thủ tục nhập hộ khẩu năm 2023 như thế nào?
- Thủ tục làm lại hộ chiếu thất lạc như thế nào năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Độ tuổi nghỉ hưu của bác sĩ là bao nhiêu tuổi?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục sang tên đổi chủ nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 169 bộ luật lao động quy định chi tiết về điều kiện người lao động được hưởng lương hưu, các điều kiện bao gồm:
+ Về thời gian đóng bảo hiểm: Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu
+ Về độ tuổi nghỉ: Trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2.
Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đã quy định một trong những quyền của người lao động đó là được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu. Theo đó, người lao động có thể tự mình trực tiếp nhận lương hưu hoặc nhờ người khác nhận hộ. Do đó, người lao động hoàn toàn có thể ủy quyền cho con của mình đến nhận lương hưu thay mình.
Tuy nhiên, việc nhận hộ lương hưu chỉ được cơ quan BHXH giải quyết khi người lao động và con của họ đã thực hiện đúng thủ tục ủy quyền nhận lương hưu.
Tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
– Với người tham gia BHXH bắt buộc, trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
– Với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.