Chào Luật sư X, tôi là chủ một doanh nghiệp kinh doanh chuyên sản xuất các mặc hàng may mặc nhưng vì lý do về kinh tế nên tôi đã chậm đóng bảo hiểm xã hội thì có sao không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Và doanh nghiệp phải đảm bảo về BHXH cho người lao động. Vậy doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
- Quyết định 60/2015/QĐ-TTg
- Nghị định 12/20222/NĐ-CP
Một số nguyên tắc bảo hiểm xã hội mà người đóng và doanh nghiệp nên biết
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội
Người sử dụng lao động cần lưu ý quyền và trách nhiệm sau
Quyền của người sử dụng lao động
1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định của Luật bảo hiểm xã hội đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định.
Chậm đóng BHXH có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật BHXH 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN.
- Chậm đóng tiền BHXH, BHTN.
- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, BHTN.
- Sử dụng quỹ BHXH, quỹ BHTN không đúng pháp luật.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về BHXH, BHTN.
- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về BHXH, BHTN.
Như vậy, hành vi chậm đóng BHXH thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong BHXH.
Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với:
Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHXH.
Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng
Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội
Như quy định nêu trên, cá nhân khi có hành vi chậm đóng BHXH sẽ bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc nhưng không quá 75 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải nộp lại số tiền chậm nộp và tiền lãi chậm nộp.
*Lưu ý: Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/20222/NĐ-CP.
Lãi suất chậm nộp BHXH mà doanh nghiệp phải chịu
Việc thu tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN thực hiện theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg như sau:
- Trường hợp chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
- Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
- Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, BHXH Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg gửi cơ quan BHXH trực thuộc, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.
Đối với BHXH tại TP.HCM, mức lãi suất chậm nộp BHXH: 0.7%/ tháng.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục thi tuyển công chức mới nhất 2022
- Cách thi tuyển công chức như thế nào nhanh đơn giản?
- Quy trình tiếp nhận cán bộ như thế nào?
- Sát hạch lại công chức không qua thi tuyển như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý ra sao?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định đơn xác nhận độc thân mới nhất; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau.
– Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con.
– Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.
– Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp.
– Hưởng chế độ lương hưu.
– Hưởng chế độ trợ cấp mai táng, hưởng tiền tuất.
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.
Có 03 loại bảo hiểm xã hội chính: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bổ sung và hưu trí bổ sung.