Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đối tượng nào?

bởi VanAnh
Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đối tượng nào

Pháp luật nước ta quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thay mặt làm chủ sở hữu quản lý. Đất đai được chia thành nhiều loại, bao gồm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp và các loại đất khác. Nhà nước kiểm soát việc sử dụng đất nông nghiệp thông qua nhiều biện pháp, trong đó thu thuế sử dụng đất là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong quản lý đất nông nghiệp ở nước ta. Vậy Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là những loại đất nào? Cùng LSX tìm hiểu nhé.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế thu vào việc sử dụng đất nông nghiệp hoặc việc được giao đất nông nghiệp vào sản xuất. Hiểu rõ nghĩa hơn, thì thuế chính là các Khoản thu nộp bắt buộc mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước, từ đó có thể hiểu thuế sử dụng đất nông nghiệp là những Khoản thu nộp bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi sử dụng đất nông nghiệp hoặc khi được giao đất nông nghiệp vào sản xuất.

Các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp bao gồm tổ chức, hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;…

Quy định pháp luật về đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:

– Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.

– Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc… hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..

– Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa…

– Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

– Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.

– Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.

Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đối tượng nào
Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đối tượng nào?

Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm:

  • Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân;
  • Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã;
  • Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

– Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2023

Thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính theo công thức sau:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích đất x Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất

Trong đó:

* Diện tích đất

– Diện tích tính thuế của từng hộ nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Điều 14 của Luật đất đai.

Trường hợp địa phương chưa lập sổ địa chính và số liệu đo đạc chưa chính xác, chưa có xác nhận của cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền, thì diện tích tính thuế là diện tích đất ghi trong tờ khai của hộ nộp thuế.

Trong trường hợp đặc biệt ở những nơi chưa làm kịp việc giao đất theo Nghị định 64-CP, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất thực hiện giao khoán cho các hộ gia đình nông dân và hộ cá nhân diện tích tính thuế của mỗi hộ do hộ tự kê khai và có xác nhận của người đứng đầu hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp.

– Diện tích tính thuế của từng thửa ruộng là diện tích thực sử dụng, được giao cho từng hộ nộp thuế phù hợp với diện tích ghi trong sổ địa chính hoặc trong tờ khai của chủ hộ.

– Cơ quan quản lý đất đai các cấp trong phạm vi quyền hạn quy định tại Điều 14 của Luật đất đai, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế xác định diện tích tính thuế trong địa phương mình.

* Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất

– Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:

Hạng đấtĐịnh suất thuế
1550
2460
3370
4280
5180
650

– Đối với đất trồng cây lâu năm:

Hạng đấtĐịnh suất thuế
1650
2550
3400
4200
580

– Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau:

+ Bằng 1,3 lần thuế sử dụng đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3;

+ Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.

– Đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác.

Khai thuế sử dụng đất nông nghiệp ở đâu?

Theo điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

“Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế

7. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế như sau

b) Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất thuộc đối tượng chịu thuế.

Thông tin liên hệ

LSX đã trình bày nội dung có liên quan đến vấn đề “Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đối tượng nào?” hoặc các dịch vụ khác như là Chuyển đất ao sang thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Loại đất nào không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Những loại đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
Đất rừng tự nhiên;
Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng;
Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất;
Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;
Đất chuyên dùng theo quy định tại Điều 62 của Luật đất đai là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở;
Đất do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định tại Điều 29 của Luật đất đai.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế sử dụng đất nông nghiệp bao lâu?

Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thời gian nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:
“Điều 10. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của các khoản thu về đất, lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, tiền cấp quyền và các khoản thu khác theo pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu, khai khi có phát sinh thay đổi tăng, giảm diện tích chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp: Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát sinh hoặc thay đổi nghĩa vụ thuế.
b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm của tổ chức chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên năm dương lịch; chậm nhất 10 ngày kể từ ngày khai thác sản lượng thu hoạch đối với tổ chức nộp thuế cho diện tích trồng cây lâu năm thu hoạch một lần.
c) Hàng năm, người nộp thuế không phải kê khai lại hồ sơ khai thuế nếu không phát sinh thay đổi tăng, giảm diện tích chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp.”
Theo đó, thời hạn kê khai thuế sử dụng đất nông nghiệp là trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh hoặc thay đổi nghĩa vụ thuế.
Người nộp thuế không phải kê khai lại hồ sơ khai thuê sử dụng đất phi nông nghiệp hằng năm khi không có sự thay đổi về diện tích đất nông nghiệp chịu thuế.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm