Đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích năm 2023 viết như thế nào?

bởi Ngọc Trinh
Đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích

Tố cáo có thể được xem là quyền cũng như là nghĩa vụ của mỗi công dân đối chính mình, đối với cộng đồng xã hội và đối với đất nước. Đây là hành động giúp đất nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể biết đến hành vi vi phạm pháp luật và kịp thời xử lý. Tội cố ý gây thương tích là hành vi có mục đích của chủ thể nhằm gây hại lên người khác qua những tác động vật lý. Vậy khi phát hiện ra hành vi cố ý gây thương tích thì cá nhân, tổ chức tố cáo như thế nào. Hãy đến với bài viết “Đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích năm 2023 viết như thế nào?” của LSX!

Căn cứ pháp lý

Tố cáo được hiểu như thế nào?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

  • Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong pháp luật tố cáo bao gồm:

  • Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
  • Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
  • Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
  • Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.2
  • Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
  • Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
  • Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
  • Bao che người bị tố cáo.
  • Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
  • Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
  • Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
  • Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích là bao nhiêu?

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích là từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ đó là người phạm tội chưa đủ 18 tuổi. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
  • Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích
Đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích bị xử phạt mấy năm tù?

Có rất nhiều trường hợp đối với tội cố ý gây thương tích. Có thể kể đến như:

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần kích động mạnh;
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

Dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu một loại tội cố ý gây thương tích chung nhất, đó là hành vi vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

– Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
  • Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Phạm tội đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

– Người nào phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

– Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

– Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

– Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích được viết như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề “Đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích”. Hy vọng với mẫu đơn trên của LSX sẽ giúp ích cho độc giả và quý khách hàng đang gặp phải vấn đề này.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn nào đến dịch vụ pháp lý như Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Nộp đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích ở đâu?

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Cơ quan công an xác nhận thông tin tố cáo tội cố ý gây thương tích khi nào?

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Tội cố ý gây thương tích được cấu thành bởi mấy yếu tố?

Khách thể: cơ thể của người khác.
Chủ thể: Đối tượng chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích,
Mặt khách quan: tác động vào thân thể người khác qua các hành vi như: đấm, đá, chém,…
Mặt chủ qua: nhận thức rõ được sự nguy hiểm hành vi nhưng vấn làm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm