Các quy định liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất được pháp luật quy định rất rõ ràng. Ngoài các vấn đề về thủ tục, cách thức chuyển đổi thì vấn đề về hồ sơ chuyển đổi đặc biệt là đơn xin chuyển đổi cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy hồ sơ xin chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây bao gồm những gì? Đơn xin chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm là gì?
Điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác được quy định cụ thể tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa, cụ thể:
* Đất trồng lúa là gì?
Căn cứ khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương).
* Đất trồng cây hàng năm là gì?
Khoản 8 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về cây hàng năm như sau:
“Cây hàng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 (năm) năm.”.
Như vậy, đất trồng cây hàng năm là loại đất có mục đích sử dụng để trồng cây hàng năm khác không phải là lúa nước.
Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác phản ánh loại đất và mục đích sử dụng đất. Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác được thể hiện trong giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) tại nội dung mục đích sử dụng đất, cụ thể:
– “Đất chuyên trồng lúa nước”, “Đất trồng lúa nương”, “Đất trồng lúa nước còn lại”;
– “Đất trồng cây hàng năm khác”.
Điều kiện chuyển đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác quy định điều kiện chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản:
– Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không được làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
– Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của xã, phường, thị trấn, đảm bảo công khai, minh bạch.
– Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
– Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 1,2 mét, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.
Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây có cần xin phép cơ quan nhà nước không?
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất cần phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Điều 57 Luật Đất đai 2013.
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép
Các trường hợp chuyển mục đích tuy không phải xin phép cơ quan nhà nước nhưng phải đăng ký biến động:
Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-BTNMT).
Thẩm quyền cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. (Trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định).
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai 2013.
Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây
Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi
- Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trình tự thực hiện chuyển đổi
- Bước 1: Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến cơ quan tài nguyên môi trường.
- Bước 2: Cơ quan tài nguyên môi trường thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
- Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Cơ sở pháp lý: Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP).
Đơn xin chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày……tháng…..năm
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn….
1. Tên tổ chức hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình:……………………….
2. Chức vụ người đại diện tổ chức:………………………………………………………………………..
3. Số CMND/Thẻ căn cước……… Ngày cấp: ……… Nơi cấp…………………………………
Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (tổ chức) ……… Ngày cấp: ……… Nơi cấp……………..
4. Địa chỉ: ………………………… Số điện thoại:………………………………………………….
5. Diện tích chuyển đổi… (m2, ha), thuộc thửa đất số……, tờ bản đồ số ……… khu vực, cánh đồng
6. Mục đích
6.1. Trồng cây hàng năm:
+ Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: tên cây trồng ………, vụ ………
+ Chuyển đổi từ đất 2-3 vụ lúa/năm: tên cây trồng ………, Vụ ………
+ Chuyển đổi từ đất lúa nương: tên cây trồng ………………
6.2. Trồng cây lâu năm:
+ Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: tên cây trồng ………, năm ………
+ Chuyển đổi từ đất 2-3 vụ lúa/năm: tên cây trồng ………, năm ………
+ Chuyển đổi từ đất lúa nương: tên cây trồng ………, năm ………
6.3. Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
+ Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: Loại thủy sản ………, năm ………
+ Chuyển đổi từ đất 2-3 vụ lúa/năm: Loại thủy sản ………, năm ………
7. Cam kết thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi của địa phương và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.
UBND cấp xã tiếp nhận(Ký, họ tên và đóng dấu) | Người đại diện tổ chức/hộ gia đình/cá nhân (Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có) |
Mời bạn xem thêm
- Hạn mức chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở là bao nhiêu?
- Lệ phí chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm theo quy định
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đơn xin chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định Mức bồi thường thu hồi đất ; Thủ tục thu hồi đất ; bảng giá đất tại Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. (Trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định).
Mẫu đơn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây được quy định tại Khoản 1 Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Ngoài mẫu đơn nghị định còn quy định về hồ sơ cần chuẩn bị, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Bạn chuyển từ đất trồng lúa là đất nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm là đất phi nông nghiệp, không phải là đất ở nên thuộc các trường hợp không mất tiền chuyển đổi mục đích sử dụng.
Tuy nhiên các loại phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm khác mà bạn vẫn phải chi trả bao gồm phí cấp giấy chứng nhận, phí đăng ký biến động đất đai, trích lục bản đồ, cụ thể như sau:
Cấp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) nhà nước áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.
Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.