Đuổi việc người lao động để né thưởng Tết có thể bị phạt tù 3 năm

bởi MinhThu
Đuổi việc người lao động để né thưởng Tết có thể bị phạt tù 3 năm

Thời điểm cận tết, không ít doanh nghiệp dùng chiêu trò cho công nhân thôi việc; vì lý do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ để “né” hàng trăm triệu hay cả tỷ đồng tiền thưởng Tết. Vậy việc đuổi việc người lao động để né thưởng Tết có đúng với quy định của pháp Luật hay không? Nếu công nhân bị đuổi việc trong trường hợp này thì phải làm như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đuổi việc, sa thải người lao động trái pháp luật có thể bị phạt tù đến 3 năm?

Theo quy định của Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động muốn sa thải người lao động thì phải chứng minh được lỗi; nếu không là trái với quy định của pháp luật hiện hành. Hành vi này có thể bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, tội Buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật; được quy định như sau:

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm:

  • Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
  • Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
  • Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ một đến ba năm:
  • Đối với 2 người trở lên;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
  • Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
  1. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một đến năm năm.”

Tại sao nhiều nơi lại tìm cách đuổi việc công nhân để né thưởng Tết?

Những năm gần đây, thưởng Tết sẽ là lương tháng 13, lương tháng 14; hoặc thưởng thâm niên, thưởng hiệu suất công việc, lì xì, quà tặng là hiện vật đính kèm… Tuy nhiên, tại một số tổ chức, đơn vị cứ đến những ngày cuối năm lại thông tin sắp thực hiện đợt sa thải vì 1 năm qua; việc kinh doanh không được thuận lợi, công ty báo lỗ; hoặc tìm cách bắt lỗi để đuổi việc, dồn ép khiến công nhân tự nghỉ việc hay một số ít các thành phần cá biệt vì vụ lợi hay xuất phát từ động cơ cá nhân (như thù hằn, không vừa mắt, bị phát hiện sai lầm…); mà tìm cách đuổi việc, buộc đuổi việc hay sa thải công nhân – người lao động trái pháp luật.

Được biết, với các doanh nghiệp có quy mô; chi phí trích thưởng Tết cho người lao động lên đến hàng tỷ đồng; doanh nghiệp tầm trung và nhỏ cũng vào khoảng vài chục cho đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Do đó, công nhân – người lao động cần đọc kỹ và nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng lao động; nhất là quy định, căn cứ được phép sa thải NLĐ theo luật để đối chiếu, đối chất nếu nhận thấy quyền lợi của mình bị đe dọa; hoặc không được bảo vệ. Lúc này, công nhân – người lao động có thể tìm đến sự trợ giúp của công đoàn; thậm chí làm đơn khởi kiện lên chính quyền để được bảo vệ quyền lợi.

Xem thêm: Người lao động mất việc do dịch bệnh có được hỗ trợ?

Công nhân cần làm gì để không bị mất thưởng Tết?

 Theo điều 125 Bộ Luật lao động 2019 quy định, NLĐ có thể bị sa thải nếu vi phạm một trong các lỗi sau đây:

  • Trộm cắp tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích; sử dụng ma túy nơi làm việc
  • Tiết lộ bí mất kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Người sử dung lao động; có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ; quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
  • Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày; cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc; mà không có lý do chính đáng,..
  • Tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật; vì bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức.

+ Theo Điều 36 Bộ Luật lao động 2019 quy định; NLĐ có thể bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật nếu vi phạm một trong các lỗi sau đây:

  • Thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; xác định đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của NSDLĐ.
  • Không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng
  • Tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng
  • Cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động; làm ảnh hưởng đến việc tuyển dung người lao động của NSDLĐ

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Đuổi việc người lao động để né thưởng Tết có thể bị phạt tù 3 năm”. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động bị sa thải thì được nhận những trợ cấp gì?

 Trong các khoản trợ cấp mà người lao động thường nhận khi nghỉ việc; thì chỉ có trợ cấp thôi việc là người lao động bị sa thải không được nhận; còn trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần nếu như đủ điều kiện luật định thì người lao động vẫn được hưởng.

Đóng bảo hiểm tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản ?

Khoản 2, Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội…
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Xét quy định trên, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm hai chế độ là hưu trí và tử tuất; không có chế độ thai sản nên dù bạn có đóng BHXH tự nguyện thì cũng không được hưởng chế độ thai sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm