Người lao động mất việc do dịch bệnh có được hỗ trợ?

bởi LanAnh
người lao động

Theo Bộ luật lao động 2019, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh là quyền của người sử dụng lao động; nhưng phải đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật để tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp, buộc phải sử dụng các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh. Đó là, giãn cách xã hội, đóng cửa các quán ăn, nhà hàng, dịch vụ; cách ly y tế. Từ đó gây ra sự đình trệ việc làm của người lao động. Vậy không đi làm thì họ lấy thu nhập ở đâu để trang trải cuộc sống. Xoay quanh vấn đề này, Luật sư X nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc từ quy khách. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua câu hỏi cụ thể của bạn Lê Kỳ T như sau:

“Thưa luật sư, ngay sau khi TP HCM có thông báo về việc tạm dừng hoạt động các cơ sở dịch vụ, nhiều bạn bè tôi được thông báo nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng. Có người nhận được một phần lương; được một ít trợ cấp; nhưng nhiều người mất việc không lương. Việc này pháp luật quy định như thế nào? Mong luật sư giải đáp”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg

Nghị quyết 68/NQ-CP

Khái niệm người lao động

Hiện nay, Bộ luật lao động 2019 quy định: NLĐ là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận; được trả lương và chịu sự quản lý; điều hành; giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi. Trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Ảnh hưởng của dịch bệnh đến người lao động và việc làm

Khủng hoảng dịch bệnh Covid – 19 đặt ra nhiều thách thức mới về đảm bảo an ninh việc làm. Việc xuất hiện dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn viễn cảnh; và sự vận hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương mại toàn cầu; ít nhất trong ngắn hạn.

Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ dẫn tới đứt gãy tạm thời trong chuỗi cung ứng, xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thị trường lao động được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường lao động. Ngoài những lo ngại cấp bách về sức khỏe của công nhân và gia đình họ, virus; và các cú sốc kinh tế tiếp theo sẽ tác động đến việc làm. Cung lao động đang giảm vì các biện pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh là quyền của người sử dụng lao động, nhưng phải đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật để tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Trong tình hình hiện nay, NLĐ cũng phải có trách nhiệm san sẻ với người sử dụng lao động trong thời gian nhất định; khi vượt qua giai đoạn này thì mọi việc sẽ ổn định lại. 

Có hỗ trợ gì cho người lao động do dịch bệnh?

Đối với doanh nghiệp

Điều 98 BLLĐ có quy định trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động vì các nguyên nhân khách quan. Do thiên tai; dịch bệnh nguy hiểm; hoặc vì lý do kinh tế…; thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Đối với người sử dụng lao động

Đối với trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng với NLĐ, điều 38 của Bộ luật lao động 2012 và điều 12 nghị định 05/2015/NĐ-CP: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp xảy ra thiên tai; địch họa; dịch bệnh; khi họ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

Doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng với NLĐ. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước: ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Mời bạn đọc tham khảo:

Hỗ trợ dịch bệnh cho người lao động ngừng việc là bao nhiêu?

Cách ly tại nhà do Covid-19 có được hưởng lương không?

Câu hỏi thường gặp

Các hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp ở TP.HCM có được hỗ trợ gì trong tình hình khó khăn hiện nay không? 

Qua thống kê, có khoảng 10.000 hộ nghèo và cận nghèo đang gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh tác động nhiều đến đời sống, việc làm, việc học nghề và thu nhập của họ. 
Từ thực tế này, Sở LĐ-TB&XH TP đã đề xuất với UBND TP.HCM, được UBND TP chấp thuận về chủ trươnghỗ trợ đối với các hộ nghèo, cận nghèo; thu nhập thấp. 

Lao động ngừng việc để cách ly y tế, hoặc trong khu vực bị phong tỏa được hỗ trợ bao nhiêu?

Lao động ngừng việc để cách ly y tế, hoặc trong khu vực bị phong tỏa được hỗ trợ một lần một triệu đồng.

Lao động phải nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện nhận hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp thì như thế nào?

Lao động phải nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ được nhận hỗ trợ tiền mặt một lần 3,71 triệu đồng. Người lao động cần làm đơn đề nghị theo mẫu, kèm bản sao công chứng hoặc mang theo bản chính (để đối chiếu) hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm, quyết định thôi việc. Người đang mang thai hoặc nuôi con dưới 6 tuổi cần có giấy xác nhận mang thai, giấy khai sinh, chứng nhận nuôi con nuôi.

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ với Luật sư X Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề hỗ trợ người lao động do dịch bệnh hiện nay. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X về vấn đề liên quan hãy liên hệ 0833102102

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm