Gắn mác từ thiện để đưa người ra khỏi vùng dịch bị xử lý như thế nào?

bởi HoangVinh
Gắn mác từ thiện để đưa người ra khỏi vùng dịch bị xử lý như thế nào?

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp; một số địa phương hiện đang áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng về phòng chống dịch bệnh. Ngày 31.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chỉ đạo Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31.7 tới khi hết giãn cách. Dù vậy, vào ngày 12.8, công an quận 1 TP HCM đã phát hiện anh H.L.T.P đã đưa người ra khỏi thành phố bằng cách dán logo để qua mắt lực lượng chức năng. Vậy hành vi Gắn mác từ thiện để đưa người ra khỏi vùng dịch bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cấm di chuyển từ vùng dịch

Nội dung quan trọng nhất trong Công điện của Thủ tướng Chính phủ chiều ngày 31/7/2021 là: “Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31 tháng 7 năm 2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép)”. Phản ứng chính sách này sẽ giúp xử lý được ba vấn đề rất lớn mà đất nước đang phải đối mặt.

Thứ nhất, hàng nghìn, hàng vạn người rời khỏi vùng dịch về quê, nguy cơ mang theo dịch bệnh. Đặc biệt là trong điều kiện dịch COVID-19 đang hoành hành, biến chủng Delta có thể lây lan qua không khí và với tốc độ rất nhanh. 

Thứ hai là vấn đề rủi ro, cực nhọc của hàng ngàn, hàng vạn người dân di tản về quê. Trong lúc, các địa phương – nơi những người dân di tản phải đi qua đều đang thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch, cho nên không ai có điều kiện để hỗ trợ cho họ chỗ ăn, chỗ nghỉ.

Thứ ba là vấn đề tâm trạng xã hội. Cảnh khốn khó của những người dân rời khỏi các địa phương vùng dịch cộng với sự phản ứng thiếu nhất quán, thiếu mạch lạc của các địa phương có liên quan đã gây ra một tâm trạng xã hội thật sự không lành mạnh, nếu không muốn nói là bất an.

Gắn mác từ thiện để đưa người ra khỏi vùng dịch bị xử lý như thế nào?

Tóm tăt vụ việc

H.L.T.P, 31 tuổi, dán logo bếp cơm tự nguyện hỗ trợ nâng cấp hoàn thiện để không kiểm tra độc quyền, đưa ra 5 khách hàng về các tỉnh với giá ít nhất 5 triệu đồng cho mỗi người.

P đã dán chữ Bếp Cơm Thiện Nguyện Mãn Tự VeGan; Xe hỗ trợ phòng, chống dịch để không kiểm tra độc quyền; hòng qua mắt cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tổ tuần tra đã phát hiện có dấu hiệu khả nghi và sau kiểm tra không ai xuất trình được giấy tờ chứng minh ra đường có lý do chính đáng.

Giải quyết vụ việc

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về y tế dự phòng

” Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.

Như vậy, hành vi của P thuộc trường hợp không chấp hành các biện pháp biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Mức xử phạt sẽ là 7,5 triệu đồng nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.

Hiện nay, cơ quan chức năng khuyến cáo thời gian qua nhiều băng nhóm có lợi cho người dân muốn về quê tránh dịch, dùng chiêu trò lôi kéo để lừa đảo. Theo đó, dân không nên tham gia, tự ý về quê. Những ai có nhu cầu về quê phải liên hệ chính quyền địa phương thường trú, tạm trú để đăng ký, lập danh sách.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về; Gắn mác từ thiện để đưa người ra khỏi vùng dịch bị xử lý như thế nào?;  Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chế tài xử phạt khi đăng tin giả về dịch covid 19

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp; chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực… sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Thế nào là hành vi lây lan dịch bệnh?

Hành vi lây lan dịch bệnh là hành vi cố ý hoặc vô ý đưa động vật, thực vật ra khỏi vùng đang có dịch bệnh. Khiến dịch bệnh lan rộng sang những vùng khác.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi lây lan dịch bệnh

 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP; hành vi làm lây lan dịch bệnh của bác sĩ có thể đối mặt với các mức phạt từ 2 triệu đến 10 triệu đồng

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm