Hai người có chung cụ được kết hôn theo pháp luật hiện hành không?

bởi NguyenTriet
Hai người có chung cụ được kết hôn theo pháp luật hiện hành không?

Thưa luật sư, hai người có chung cụ được kết hôn không ạ? Vì em và người yêu chung cụ, nhưng do họ hàng đã xa nên không gặp nhau bao giờ nên không biết. Khi em đưa người yêu về ra mắt mới biết ạ.

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn:

Quy định pháp luật về vấn đề kết hôn

Vấn đề kết hôn với người có họ hàng không chỉ đem lại cho những người này áp lực và sự cấm cản của gia đình mà nhiều khi, nếu phạm vi quan hệ quá gần thì cũng không được pháp luật cho phép.

Theo đó, vì mục tiêu duy trình chất lượng giống nòi, hạn chế tối đa những di tật bẩm sinh của con cái sinh ra từ hôn nhân cận huyết; pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có quy định cấm kết hôn trong trường hợp này. Cụ thể đó là quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

….

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Như vậy, ta thấy rằng pháp luật chỉ cấm trường hợp kết hôn với người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời. 

Thế nào là phạm vi ba đời

Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 giải thích về vấn đề này như sau:

“Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Như vậy, có thể diễn tả một cách dễ hiểu hơn như sau:

  • Cụ nội là đời thứ nhất;
  • Ông và các con của cụ khác là đời thứ hai;
  • Bố hoặc mẹ bạn và bố hoặc mẹ người yêu là đời thứ ba.
  • Bạn và người yêu là đời thứ tư

Do đó, bạn và người yêu có chung cụ được kết hôn theo quy định pháp luật do nằm ngoài phạm vi huyết thống 3 đời. Tuy nhiên, khi kết hôn trong phạm vi huyết thống quá gần cũng sẽ có những rủi ro về di truyền và sự phản đối của gia đình, xã hội.

Quý khách có thể xem thêm bài viết:

Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường găp

Hôn nhân cận huyết xử lý như thế nào?

Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, cuộc hôn nhân cận huyết thống bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Tùy mức vi phạm sẽ phải xử lý hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc hình sự theo Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015

Vì sao không nên kết hôn cận huyết?

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có mối quan hệ họ hàng gần gũi với nhau và gây nguy cơ suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi. Những trẻ em được sinh ra từ cha mẹ có quan hệ hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe.

Phong tục hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại ở đâu?

Duy trì theo chế độ mẫu hệ và quan niệm họ hàng không căn cứ trên quan hệ huyết thống, những cuộc hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra khá phổ biến ở người Jrai. Vì vậy không thể loại bỏ hoàn toàn hôn nhân cận huyết trong xã hội Việt Nam.
Mặc dù pháp luật quy định cấm kết hôn nhưng phong tục ở một số nơi không chấp hành theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm