Hàng hóa bị hỏng trên đường vận chuyển bên nào chịu trách nhiệm

bởi NguyenThiUyen
Hàng hóa bị hỏng trên đường vận chuyển bên nào chịu trách nhiệm

Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang làm đại lý độc quyền cho một công ty trách nhiệm hữu hạ về thực phẩm đóng hộp. Ngày 01/10/2021 bên công ty có tiến hành giao sản phẩm cho bên tôi. Tuy nhiên, trên đường vận chuyển gặp lũ quét khiến cho số lượng hàng lớn bị hỏng. Bên công ty kia nói chúng tôi phải chịu 50% tổng số hàng bị hỏng. Vậy cho tôi hỏi hàng hóa bị hỏng trên đường vận chuyển bên nào chịu trách nhiệm? Cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Với thắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Căn cứ theo các thông tin Quý khách hàng đã cung cấp. Chúng tôi sẽ đưa ra những tư vấn liên quan đến vấn đề hàng hóa bị hỏng trên đường vận chuyển bên nào chịu trách nhiệm. Từ đó xác định chủ thể chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị hỏng . Đồng thời đưa ra những giải thích về vấn đề này.

Sự kiện bất khả kháng

Theo từ điển Việt Nam lũ quét là lũ rất mạnh, thường xuất hiện đột ngột ở những vùng rừng núi có sườn dốc đứng, có sức tàn phá trên một phạm vi rộng.

Tại Khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sự kiện bất khả kháng. Theo đó sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trong trường hợp này, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại hàng hóa là do lũ quét dẫn đến số lượng lớn hàng hóa bị hỏng. Nguyên nhân trên có thể coi đây là trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng. Vì việc lũ quét này không được báo trước, xảy ra một cách bất ngờ, không do lỗi của các bên và các bên không thể lường trước được hậu quả mà lũ quét gây ra.

Đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại. Theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý. Hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Đối với trường hợp trên. Quan hệ giữa bạn và công ty trách nhiệm hữu hạn là quan hệ đại lý độc quyền. Đây là một quan hệ đặc biệt. Vì theo quy định tại Điều 170 Luật thương mại 2005 bên giao đại lý sẽ luôn là chủ sở hữu đối với hàng hóa. Đồng thời không được chuyển giao quyền sở hữu này sang cho bên đại lý.

Việc xác định chủ sở hữu này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm đối với trường hợp trên.

Bên chịu trách nhiệm

Từ các thông tin bạn đưa ra cũng như các thông tin phân tích ở trên về đại lý độc quyền hay sự kiện bất khả kháng. Chúng tôi đưa ra hai trường hợp cụ thể. Từ đó xác định chủ thể nào phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị hỏng.

Thứ nhất: có thỏa thuận về vấn đề chịu trách nhiệm khi có sự kiện bất khả kháng

Trong trường hợp này hai bên sẽ tiến hành đúng như các thỏa thuận trước đó. Như trong trường hợp trên, bên công ty trách nhiệm hữu hạn về thực phẩm yêu cầu bạn phải chia 50%. Bạn cần phải đối chiếu mức này với mức chịu trách nhiệm theo như thỏa thuận tại hợp đồng. Theo đó nếu 50% là con số không chính xác so với con số hai bên đã thỏa thuận trước đó. Bạn có quyền chỉ chịu trách nhiệm tương đương với số phần trăm đã thỏa thuận.

Nếu hai bên thỏa thuận với nhau về việc mối bên sẽ chịu 50% trong trường hợp có rủi ro xảy ra khi hành vận chuyển. Thì yêu cầu của bên công ty trách nhiệm hữu hạn về thực phẩm là hoàn toàn đúng. Và bạn phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng như đã thỏa thuận.

Theo đó cả hai bên phải cùng chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị hỏng

Thứ hai: không có thỏa thuận về vấn đề chịu trách nhiệm khi có sự kiện bất khả kháng.

Với trường hợp này, căn cứ theo các vấn đề về sự kiện bất khả kháng cũng như đại lý độc quyền mà chúng tôi phân tích ở trên. Đồng thời căn cứ tại Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015 về chịu rủi ro về tài sản quy định chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tải sản thuộc sở hữu của mình.

Từ đó xác định chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về rủi ro về tài sản này. Từ đây có trả lời được trong trường hợp hàng hóa bị hỏng trên đường vận chuyển bên chịu trách nhiệm là bên công ty trách nhiệm hữu hạn về thực phẩm bởi bên công ty là bên giao đại lý.

Xem thêm các bài viết có liên quan

Quy định của pháp luật về đại lý thương mại

Sự kiện bất khả kháng là gì?

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vẫn của chúng tôi về vấn đề “Hàng hóa bị hỏng trên đường vận chuyển bên nào chịu trách nhiệm”.

Khi Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề trên cũng như các vấn đề pháp lý khác. Quý khách hàng có thể gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đại lý độc quyền là gì?

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại. Theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý. Hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Đây là quan hệ đặc biệt bởi chủ sở hữu hàng hóa sẽ luôn là bên giao đại lý. Và bên giao đại lý không được chuyển giao quyền này cho bên đại lý.

Không có thỏa thuận về vấn đề chịu trách nhiệm rủi ro hàng hóa khi vận chuyển thì bên đại lý hay bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm?

Theo như quy định pháp luật hiện hành. Đối với quan hệ đại lý, bên giao đại lý luôn là chủ sở hữu đối với hàng hóa. Đồng thời tại Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản của mình.
Vì vậy khi không có thỏa thuận về vấn đề chịu trách nhiệm rủi ro thì bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Khi nào bên đại lý phải chịu trách nhiệm về rủi ro khi hàng hóa trên đường vận chuyển?

Trong trường hợp bên giao đại lý và bên đại lý có thỏa thuận về vấn đề chịu trách nhiệm này. Thì bên đại lý sẽ phải chịu trách nhiệm theo đúng như thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên việc thỏa thuận này là không bắt buộc. Và nó dựa vào sự tự nguyện của các bên khi tiến hành thỏa thuận.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm