Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi, con đẻ bị xử lý như thế nào?

bởi HoaiThu
Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi, con đẻ bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư; Trong xóm nhà tôi có một gia đình hiếm muộn nên nhận nuôi một đứa bé. Tuy nhiên, sau đó họ lại sinh được một đứa con. Kể từ đó, họ luôn có những hành vi phân biệt, đối xử giữa con nuôi; con đẻ. Chúng tôi đã nhiều lần khuyên nhủ nhưng họ vẫn không thay đổi. Luật sư cho tôi hỏi: Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi, con đẻ bị xử lý như thế nào theo quy định? Rất mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Luật hôn nhân gia đình 2014

Luật nuôi con nuôi 2010

Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Con nuôi là gì?

Con nuôi là người được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bởi cha, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật.

Theo Luật hôn nhân và gia đình, quan hệ giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi được xác lập bởi sự kiện nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Con nuôi và cha, mẹ nuôi có các nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con theo quy định của pháp luật như quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha mẹ nuôi với nhau theo quy định của Bộ luật dân sự.

Sự kiện nuôi con nuôi là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010:

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha; mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha; mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình

Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi, con đẻ là gì?

Phân biệt đối xử giữa con nuôi, con đẻ là việc cha mẹ áp dụng những cách đối xử khác nhau đối với các con của mình, giữa con nuôi; con đẻ. Việc phân biệt đối xử đặc biệt rõ ràng khi con nuôi bị đối xử con đẻ một cách không công bằng.

Hành vi phân biệt đối xử này gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý; thậm chí cả thể chất của trẻ. Đồng thời, hành vi này có thể gây sự mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống gia đình.

Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi, con đẻ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 4 điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

 “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”

Căn cứ tại điểm b khoản 1 điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:

Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi; con đẻ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu có biểu hiện bóc lột sức lao động của con nuôi; cha mẹ có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo điểm c khoản 3 điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Theo quy định tại điểm khoản 5 điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ; nếu cha mẹ nuôi có hành vi lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi:

  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
  • Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh; chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi này.

Giải quyết vấn đề:

Pháp luật quy định việc nhận nuôi con nuôi với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em. Khi trẻ em được sống trong gia đình hạnh phúc thì mới có thể phát triển toàn diện. Do đó, hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi; con đẻ là hành vi vi phạm cả về đạo đức và pháp luật. Vì vậy, mỗi gia đình khi nhận nuôi con nuôi cần phải hoàn thành nghĩa vụ của mình với con nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề Hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi, con đẻ bị xử lý như thế nào? Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này; hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhận con nuôi 17 tuổi có được không?

Căn cứ theo điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010:
Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Do đó, nếu bạn muốn nhận nuôi con nuôi 17 tuổi, bạn phải thuộc một trong các trường hợp: là cha dượng; mẹ kế; cô; cậu; dì; chú; bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

Lệ phí khi người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP, thông thường việc đăng ký nhận nuôi con nuôi sẽ có các mức giá khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam, mức thu lệ phí thu là 4.500.000 đồng/trường hợp.

Hành vi giết và vứt bỏ con mới đẻ có phải đi tù?

Theo quy định tại điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Hành vi giết và bỏ con mới đẻ có thể bị phạt tù:
Từ 06 tháng đến 03 năm: do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu; hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi.
Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu; hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm