Việc vay nợ và không trả đúng hạn có lẽ không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Nhiều chủ nợ cũng phải đau đầu do con nợ trốn quá lâu; nhiều người phải nhờ cậy đến dịch vụ đòi nợ pháp lý để có thể thu hồi lại tiền. Nhưng có những người lại quyết định sử dụng vũ lực khiến con nợ sợ hãi mà trả nợ. Vậy hành vi tra tấn con nợ phải có thể phải chịu mức hình phạt gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Ngày 17/8; Công an huyện Hương Sơn đã khởi tố, bắt tạm giam bà Hiền về tội cố ý gây thương tích và cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Theo điều tra; từ năm 2017 đến nay; bà Hiền mở dịch vụ cho vay tại nhà với lãi suất 3.000 đồng tiền lãi trên 1.000.000 đồng tiền gốc trong một ngày. Gần đây; bà Hiền cho anh Hùng vay hàng chục triệu đồng. Đến hạn trả, anh Hùng vẫn chưa trả được. Bà đã gọi anh Hùng đến nhà riêng; dùng gậy điện đánh 15 phát vào người. Nạn nhân bị bầm tím cơ thể, tổn hại sức khỏe đến 5%. Bà Hiền đã có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là cho vay nặng lãi?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015; trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Từ đó cho thấy; hành vi cho vay với lãi suất vượt quá 20%/ năm là hành vi cho vay nặng lãi.
Thế nào là hành vi tra tấn?
Hành vi tra tấn là việc có chủ ý gây đau khổ tâm lý; hoặc thể chất của người này gây ra cho người khác.
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi tra tấn con nợ và cho vay nặng lãi
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi tra tấn con nợ
Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâu hại đến sức khỏe của người khác sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi cho vay nặng lãi
Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi cho vay có cầm cố tài sản; nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi tra tấn con nợ và cho vay nặng lãi
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi tra tấn con nợ
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:
Một; tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.
Hai; tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng rơi vào trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm trong trường hợp: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 134.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 134.
Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm trong trường hợp: gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 134.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi cho vay nặng lãi
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong trường hợp: lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS; thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên.
Giải quyết tình huống
Bà Hiền hiện đã bị cơ quan điều tra khởi tố với 02 tội danh: cố ý gây thương tích và cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Hiện thương tích của anh Hùng có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 5%; nhưng từ hành vi của bà Hiền có thể thấy hành vi đó có tính chất côn đồ. Nên với hành vi tra tấn con nợ; bà Hiền có thể phải đối mặt với hình phạt tù cao nhất đến 03 năm.
Tùy theo số lợi bất chính mà bà đã thu được; bà Hiền có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự như đã nêu ở trên.
Tiếp đó; căn cứ vào khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); bà Hiền đã có 02 tiền án về tội trộm cắp tài sản. Hành vi phạm tội lần này của bà Hiền sẽ rơi vào trường hợp tái phạm nguy hiểm. Đây sẽ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho bà Hiền.
Có thể bạn quan tâm:
- Chồng vay nặng lãi, vợ có phải trả nợ không?
- Có được đòi nợ khi người vay tiền chết hay không?
- Bị giả mạo thông tin để vay tiền có phải trả nợ không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vụ việc “Hành vi tra tấn con nợ dã man có thể phải chịu mức hình phạt gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp bị giả mạo để vay tiền thì không phải trả nợ. Bởi việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ và người vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Vậy nên nếu người bị giả mạo trên thực tế không vay tiền; thì không phải trả nợ.
Trong trường hợp người mẹ lấy sổ hồng của con gái đi thế chấp nhưng người con gái không biết gì về hành vi này. Cũng như người thực tế vay không phải người con gái; thì người con gái không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Trong trường hợp người chồng vay nợ để thực hiện mục đích riêng; người vợ không biết cũng như không có thỏa thuận về việc sử dụng hay trả nợ; thì người vợ không phải trả khoản nợ cùng chồng.