Hiệu cầm đồ cho vay nặng lãi bị phạt đến 20 triệu đồng

bởi DuongAnhTho
Hiệu cầm đồ cho vay nặng lãi bị phạt đến 20 triệu đồng

Trong thời gian qua, các hoạt động cho vay nặng lãi; “tín dụng đen” đã ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự tại nhiều địa phương. Nhiều người lỡ rơi vào bẫy “tín dụng đen” đã phải tán gia bại sản; vì khoản lãi khổng lồ được cộng dồn mỗi ngày. Có trường hợp một số đối tượng cho vay với lãi suất 100%/năm; thậm chí có nơi còn lên tới 300%/năm. Hành vi đó đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau; “Hiệu cầm đồ cho vay nặng lãi bị phạt đến 20 triệu đồng”

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hiệu cầm đồ cho vay nặng lãi sẽ bị phạt bao nhiêu?

Tại điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định này quy định, Hiệu cầm đồ cho vay nặng lãi sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Đây là quy định mới được bổ sung tại Nghị định 144 và chưa được đề cập tại các văn bản về xử phạt hành chính trước đây.

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay tại Điều 468 như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Như vậy, việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá 20%/năm; có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.

Mức lãi suất cho vay theo quy định của pháp luật

Chúng ta vừa tìm hiểu về vấn đề; “Hiệu cầm đồ cho vay nặng lãi sẽ bị phạt bao nhiêu?”. Vậy cho vay như thế nào thì đúng quy định của pháp luật.

Tại Điều 468 BLDS 2015 quy định về lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi; nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất; thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Theo quy định trên, lãi suất do các bên thỏa thuận; nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Theo đó, lãi suất tính theo ngày sẽ là 0,05%/ngày của khoản tiền vay. Bạn có thể đối chiếu với quy định trên; để lựa chọn mức lãi suất cho vay tối đa phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy Hiệu cầm đồ cho vay quá 20%/ năm sẽ được xem là cho vay nặng lãi.

Hiệu cầm đồ cho vay bao nhiêu được xem là nặng lãi

Luật quy định trường hợp bên cho vay yêu cầu mức lãi suất lớn hơn mức 20%/năm thì được coi là cho vay nặng lãi.

Ngoài ra, BLDS 2015 còn quy định về trách nhiệm trả lãi trong trường hợp bên vay chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Căn cứ khoản 5 Điều 466 BLDS 2015:

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả; hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả; trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Về việc xử phạt hiệu cầm đồ cho vay nặng lãi; căn cứ khoản 1 điều 201 BLHS 2015 về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự:

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự; thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Hiệu cầm đồ cho vay nặng lãi bị phạt đến 20 triệu đồng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tố cáo cho vay nặng lãi ở đâu

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Nội dung đơn tố cáo cho vay nặng lãi 

– Thông tin của người làm đơn tố cáo;
– Thông tin của bên bị tố cáo: Tên app, hình thức hoạt động, địa chỉ trụ sở, số điện thoại;…
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của bên cho vay tín dụng, ảnh chụp, ghi âm về giao dịch cho vay,…
– Các thông tin, bằng chứng càng cụ thể, chi tiết thì việc giải quyết đơn tố cáo sẽ thuận lợi hơn.

Cách tính lãi suất cho vay nặng lãi thế nào?

– Cách tính lãi suất cho vay nặng lãi dựa vào số tiền đã vay. Với cách tính đơn giản dễ hiểu thì mọi người đều có thể áp dụng được một cách đơn giản. Lãi suất sẽ được tính theo ngày trên dư nợ 1.000.000 VND.
– Ví dụ: Khoản vay nặng lãi với hạn mức là 5 triệu đồng và tính lãi 2,000 VND trên 1 triệu đồng.
2,000Đ/1 triệu x 5 = 10,000đ/ngày cho tổng số tiền lãi 1 ngày phải trả.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm