Hiệu lực của biển báo giao thông theo quy định năm 2022

bởi BuiNgan
Hiệu lực của biển báo giao thông theo quy định năm 2022

Hiệu lực của biển báo giao thông theo quy định năm 2022 như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Hiệu lực của biển báo giao thông

Biển báo giao thông được hiểu là những biển báo được dựng ở ven đường giao thông nhằm cung cấp các thông tin cần thiết đến cho người tham gia giao thông.

Phạm vi hiệu lực của biển báo giao thông

Từ những năm 1930 thì một số nước trên thế giới đã bắt đầu áp dụng các loại biển báo có in hình ảnh, mặt khác cũng đã có những quy định nhằm tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa các biển báo giao thông nhằm thuận tiện hơn trong việc lưu thông quốc tế và cũng nhằm tăng cường an toàn giao thông.

Theo đó mà biển báo giao thông cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể trong phần phụ lục Chương thứ nhất của Công ước Viên về Báo hiệu và tín hiệu giao thông đường bộ thì tính đến tháng 6 năm 2004 đã có tổng cộng có 54 nước ký kết hiệp định năm 1968 đã chia biến báo thành tám loại, cụ thể:

  • Biển báo nguy hiểm;
  • Biển báo ưu tiên;
  • Biển báo cấm;
  • Biển hiệu lệnh;
  • Biển chỉ dẫn;
  • Biển báo thông tin;
  • Biển báo hướng, vị trí và chỉ sổ;
  • Biển phụ.

Hiệu lực của biển báo giao thông đường bộ

Tại Điều 4 Quy chuẩn số 41/2019/BGTVT, thứ tự hiệu lực khi tham gia giao thông được xác định như sau:

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông có hiệu lực cao nhất;
  • Tiếp đến là hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
  • Và sau đó mới đến hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông đường bộ
  • Cuối cùng là đến vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.

Khi đã ở một ví trí có đặt biển báo giao thông cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển này có ý nghĩa khác nhau thì lưu ý người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của biển báo có tính chất tạm thời đó.

Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông khi có đồng thời đèn tín hiệu và người điều khiển phương tiện giao thông thì người điều khiển phương tiện phải ưu tiên chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Cụ thể Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.”

Quy định về biển báo giao thông

Quy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ được nêu rõ tại Điều 20, 21, 22 và 24, chương 3, phần 2, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:

  • Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự di chuyển của người tham gia giao thông.
  • Biển báo được đặt thẳng đứng, mặt quay về hướng đối diện chiều đi; Vị trí đặt biển báo về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Bên cạnh đó, còn tùy từng trường hợp mà có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
  • Nếu biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5m và tối đa là 1,7m. Trường hợp đường không có lề, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác, được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép không quá 3,5m.

Giải thích ý nghĩa của các biển báo giao thông

Hiệu lực của biển báo giao thông theo quy định năm 2022
Hiệu lực của biển báo giao thông theo quy định năm 2022

Trong đó hiện nay có 4 loại biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam mà người tham gia giao thông cần phải chú ý quan sát, đó là:

  • Biển báo cấm: Đây là loại biển báo có viền màu đỏ, nền trắng, trên nền thường có các hình vẽ màu đen đặc trưng cho nội dung cấm hoặc hạn chế sự đi lại các một số phương tiện xe cơ giới, xe thô sơ và người đi bộ.

Về cơ bản thì biển báo cấm để biểu thị các điều cấm, người tham gia giao thông kể cả điều khiển phương tiện hay người đi bộ thì đều phải chấp hành những điều cấm mà biển báo quy định. Theo quy định của pháp luật giao thông hiện hành thì nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu và được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139.

  • Biển báo nguy hiểm: Đây là loại biển báo có hình tam giác đều, viền màu đỏ và có nền màu vàng. Trên biển sẽ được thiết kế hình vẽ màu đen nhằm mô tả sự việc báo hiệu nhằm giúp cho người tham gia giao thông đường bộ biết trước được tính chất của tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên tuyến trên đó, từ đó mà đưa ra các biện pháp phòng tránh, xử ý kịp thời.

Nhóm biển báo nguy hiểm thì gồm có 47 biển báo, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247.

  • Biển hiệu lệnh: Đây là nhóm hiểu giao thông có dạng hình tròn, nền màu xanh với hình vẽ được thiết kế với màu trắng. Nội dung chủ yếu của nhóm biển này nhằm đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải chấp hành, ví dụ như: Phải đi thẳng, vòng sang trái, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiếu…

Hiểu một các đơn giản thì biểu hiệu lệnh dùng để cảnh báo cho người tham gia giao thông trong quá trình sử dụng đường bộ phải thi hành. Nhóm biển này gồm có 10 biển và được đánh số thứ tự từ 301 đến 310.

  • Biển chỉ dẫn: Đây là nhóm biển có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh và hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn với ý nghĩa chính đó là chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho người tham gia giao thông đường bộ được biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển phương tiện giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn hơn.

Hiện nay nhóm biển chỉ dẫn này gồm có 48 biển, được đánh số thứ tự từ 401 đến biến số 448.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hiệu lực của biển báo giao thông theo quy định năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Vạch kẻ đường có là một dạng biển báo giao thông không?

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang

Đặc điểm của biển báo giao thông phụ

Biển báo giao thông phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm