Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông như thế nào?

bởi LeDuyPhuong
Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông

Ngày nay, tình trạng tai nạn giao thông đang diễn ra vô cùng nhiều và phức tạp. Phần lớn là do người dân không chấp hành tốt những quy định của pháp luật về giao thông và thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Chính vì vậy, mỗi người dân khi tham gia giao thông cần phải nâng cao trách nhiệm của mình và phải có ý thưc thật tốt trong khi tham gia giao thông. Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Thông tư 67/2019/TT-BCA về thực hiện dân chủ đảm bảo trật tự, ATGT

Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông

Mỗi người dân khi tham gia giao thông cần phải có trách nhiệm; ý thức tuyệt đối chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Cụ thêt tại Điều 9 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định “trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông” là tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Theo đó, trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông bao gồm các nội dung sau đây:

  • Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật: Ở đây là các quy định của pháp luật về trật tự; an toàn giao thông. Các quy phạm pháp luật về an toàn giao thông; bao gồm những quy định buộc phải thực hiện; yêu cầu thực hiện đúng,… và cùng với đó là những chế tài nếu không chấp hành; tuân theo quy định đó. Người dân thể hiện trách nhiệm khi tham gia giao thông; thông qua việc “Tự giác” nghĩa là không bị ép buộc; và tự mình chấp hành tốt những quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
  • Chấp hành tốt hiệu lệnh; hướng dẫn của người điều khiên giao thông: Khi ngồi trên xe hay lưu thông trên đường; cần chấp hành tốt những hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khác hoặc người chở mình. Ví dụ một số truồng hợp nhường đường cho xe cứu hoả, xe cấp cứu, xe cảnh sát giao thông,…
  • Chấp hành tốt hiệu lệnh; hướng dẫn của người kiểm soát giao thông: những người kiểm soát giao thông được giao nhiệm vụ thựch hiện quản lý hành chính nhà nước ở lĩnh vực giao thông. Do đó, họ có những quyền năng nhất định buộc bạn phải chấp hành theo hiệu lệnh; hướng dẫn của họ. Trong một số trường hợp; bạn có thể khiếu nại hay khởi kiện quyết định hành chính hay quyết định hành chính của họ; nếu thấy rằng họ đang xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nếu tât cả người dân khi tham gia giao thông được điều đó sẽ gíup ích rất nhiều; cho việc duy trì ổn định trật tự giao thông. Đồng nghĩa tại nạn giao thông cũng sẽ giảm nhiều nhất có thể. Bởi lẽ, mỗi người có thể có hàng trăm người chết vì tại nạn giao thông. Tất cả là do người dân thiếu trách nhiệm và hơn nữa là thiếu ý thưc tham gia giao thông.

Ý thức của người dân khi tham gia giao thông

Văn hóa giao thông tại nước ta hiện đang là bài toán lớn; đòi hỏi lời giải cấp thiết không chỉ từ phía các cơ quan chức năng mà còn chủ yếu xuất phát từ ý thức; thái độ, trách nhiệm của đại bộ phận người tham gia giao thông. Chính vì vậy, cần có những giải pháp tối ưu nhất có thể để nâng cao ý thức của người dân; để họ tham gia giao thông an toàn, hiệu quả; bảo đảm quản lý tốt trật tự, an toàn giao thông. Ý thứ tham gia giao thông được biểu hiện qua những việc như sau:

Ý thức chấp hành quy định của pháp luật: Mỗi người dân phải biết pháp luật quy định những gì để chấp hành cho đúng. Chấp hành pháp luật giao thông tốt hay không chủ yếu do ý thức của mỗi người dân. Người dân buộc phải nâng cao ý thức chấp hành một cách tự giác các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

Ý thức giúp đỡ người bị tai nạn giao thông: Đây cũng là trường hợp hiện nay nhiều người không quan tâm đến nhiều nhất vì nhiều người sợ ảnh hưởng cho bản thân. Bởi lẽ khi giúp người tai nạn giao thông; người dân cũng phần nào góp phần nâng cao ý thức tham gia an toàn; khi lưu thông trên đường.

Ý thức chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển hay người kiểm soát giao thông: Khi tham gia giao thông phải nâng cao ý thức này. Người dân phải biết chạy với tốc độ an toàn; kèm theo là biết nhường đường khi có tín hiệu; hiệu lệnh xin đường của người điều khiển phương tiện khác. Hoặc nhường đường cho một số loại xe ưu tiên khác; khi tham gia giao thông được quy định bởi pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, phải là người tham gia giao thông có văn hoá, có ý thức cao khi ứng xử đối với lực lượng chức năng kiểm soát giao thông.

Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông

Thực trạng

Hiện nay, người dân đang. ngày càng thiếu ý thức khi tham gia giao thông; đặc biệt là giao thông đường bộ. Người dân bất chấp những quy định của pháp luật mà chạy theo ý muốn của mình; bất chấp tính mạng của người khác. Hành vi này là đáng lên án và phải bị trừng phạt bởi chế tài của pháp luật hiện hành.

Một số trường hợp người dân không có; hoặc thiếu ý thức khi tham gia giao thông là do không hiểu biết pháp luật quy định những gì? Từ đó, khi tham gia giao thông, họ không biết điều khiển như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, dẫn đến những hệ quả không mong muốn: bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,…

Ngoài ra, khi điều khiển giao thông không nhường đường hoặc không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh, sự điều khiển của người kiểm soát giao thông. Khi làm việc với cảnh sát giao thông, người dân còn thiếu văn hoá trong cư xử, hành vi, thái độ. Thay vào đó mỗi người dân cần có thái độ hài hoà, lịch sự đối với những người được giao nhiệm vụ đó; nếu có ý kiến thì có thể khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể khởi kiện tại toà án.

Chính vì thực trạng ý thức của người dân khi tham gia giao thông còn quá thấp nên cần có những giải pháp để tự họ ý thức; nang cao ý thức của người dân khi họ tham gia giao thông.

Giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân

Nâng cao ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

(1) Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện.

(2) Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông.

(3) Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng.

(4) Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.

(5) Bảo đảm đi đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường. Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.

(6) Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.

(7) Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy định của pháp luật.

(8) Cần tổ chức những buổi hội thảo, tập huấn, diễn tập tại địa phương; hoặc thậm chí là mở lớp đào tạo về giao thông để người dân nâng cao ý thức cá nhân và ý thức pháp luật khi tham gia giao thông.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty trọn gói, giải thể công ty, bảo hộ logo công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại việt nam… của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Ý thức chấp hành quy định của pháp luật là gì?

Mỗi người dân phải biết pháp luật quy định những gì để chấp hành cho đúng. Chấp hành pháp luật giao thông tốt hay không chủ yếu do ý thức của mỗi người dân. Người dân buộc phải nâng cao ý thức chấp hành một cách tự giác các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông là gì?

Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm