Chào Luật sư, trong quá trình thi hành án em của tôi có các dấu hiệu bị trầm cảm và dấu hiệu bệnh này ngày càng nặng. Chính vì thế gia đình tôi muốn làm hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho em trai tôi giúp em trai tôi sớm thi hành án để hòa nhập được lại với cộng đồng. Thế nên gia đình tôi nhờ luật sư tư vấn giúp tôi hoàn thành được bộ hồ sơ này.
Để giúp bạn có thể chuẩn bị được một bộ hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, LSX mời bạn tham khảo bài viết sau.
Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là gì?
Trong quá trình chấp hành án phạt của phía cơ quan nhà nước, có rất nhiều phạm nhân bị bệnh hoặc bệnh cũ tái phát chuyển biến nặng. Chính vì thế mà các bệnh nhân này cần phải có sự can thiệp về mặt y tế để hỗ trợ họ trong quá trình điều trị bệnh. Từ đó mà mà các biện pháp về thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ra đời nhằm mục đích nhân đạo giúp cho các phạm nhân khỏi bên hoặc ít nhất là giảm quá trình trở nặng khi mắc bệnh.
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 định nghĩa về thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc như sau:
“14. Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát.”
Điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Để có thể áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đòi hỏi người phạm tội phải mắc các chứng bệnh về tâm thần khiến cho họ không nhận thức được hành vi của bản thân đang thực hiện. Chính vì thế để giúp họ của thể tiếp tục quá trình thi hành án theo bản án của nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền buộc phải đưa ra các biện pháp bắt buộc chữa bệnh dành cho họ cho đến khi họ khỏe mạnh trở lại.
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về việc bắt buộc chữa bệnh như sau:
“1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
Để có thể đưa một phạm nhân mắc bệnh tâm thần đi điều trị bệnh bắt buộc thì phía cơ quan có thẩm quyền buộc phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh gửi đến cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho phạm nhân đó. Các hồ sơ đó có thể là quyết định của Tòa án, kết luận của hội đồng giám định, bản lý lịch của phạm nhân và các tư liệu về bệnh tình điều trị.
Theo quy định tại Điều 136 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:
“2. Cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần;
c) Lý lịch cá nhân của người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
d) Tài liệu khác có liên quan.”
Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Tùy thuộc vào bị can, bị cáo, người phạm tội bị phía cơ quan có thẩm quyền áp dụng áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khi nào mà từ đó dẫn đến phía cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cho người đó có sự khác nhau. Ví dụ trong giai đoạn điều ra cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là Viện kiểm sát tuy nhiên trong gia đoạn tuy tố thì Tòa án mới là cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Theo quy Điều 447 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:
“1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.”
LSX còn cung cấp đến quý khách hàng một số dịch vụ nổi bật của chúng tôi như Làm sổ đỏ. Chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh“. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân chi tiết
- Chính sách miễn thuế cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
- Thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể là khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần được chỉ định theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc quyết định của Tòa án, đồng thời sao gửi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Cơ sở chữa bệnh tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào cơ sở chữa bệnh tâm thần phải thông báo cho gia đình hoặc thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh về nơi người đó đang chữa bệnh.
– Cơ sở chữa bệnh tâm thần có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều trị bệnh cho người bị bắt buộc chữa bệnh và không được phân biệt đối xử.
– Trong thời gian bắt buộc chữa bệnh, thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh được gặp và phối hợp chăm sóc người bị bắt buộc chữa bệnh và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp, chăm sóc của cơ sở chữa bệnh tâm thần.
– Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn, cơ sở chữa bệnh tâm thần phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người đó biết để phối hợp truy tìm, đưa người đó trở lại cơ sở chữa bệnh tâm thần.
– Kinh phí điều trị do cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.