Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Tôi muốn làm một số hồ sơ thủ tục đề nghị giám định sức khỏe. Tuy nhiên tôi lại bị trả lại hồ sơ và được yêu cầu làm lại. Tôi có hỏi nhưng họ không hướng dẫn nên muốn hỏi Luật Sư về hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe gồm những giấy tờ gì? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe gồm những gì? ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 243/2016/BTC
- Thông tư 52/2016/TT-BYT
- Thông tư 56/2017/TT-BYT
- Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH
Hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe gồm những gì?
Căn cứ Khoản 6 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
“Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu
6. Hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.”
Như vậy, hồ sơ cần chuẩn bị để giám định sức khỏe bao gồm:
-Giấy đề nghị khám giám định;
-Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật;
-Một trong các giấy tờ có ảnh: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.
Giám định sức khỏe ở đâu?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 52/2016/TT-BYT như sau:
“Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
1. Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.
2. Không giám định lại các trường hợp đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương kết luận với cùng một nội dung giám định.”
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin giám định sức khỏe
-Thông tin cá nhân (bao gồm tên, số CMND hoặc căn cước công dân, ngày sinh và chỗ ở hiện tại)
-Người làm đơn ghi rõ ràng và chính xác Số sổ bảo hiểm xã hội hoặc Mã số bảo hiểm xã hội
-Tại mục Nghề nghiệp Công việc chú ý ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
-Tại mục Đề nghị giám định. ghi rõ loại hình khám giám định (khám lần đầu lái phát khám lại tổng hợp/phúc quyết)
-Tại mục Loại hình giám định, ghi rõ một trong các nội dung khám giám định (tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hưu trữ tử tuần thưởng BHXH 1 lần hưởng chế độ thai sản)
-Tại mục Nội dung giám định: ghi rõ bệnh, tất cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
-Tại mục Đang hưởng chế độ. Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có). Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi chưa
-Tại mục Xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.
-Cuối đơn đề nghị giám đinh sức khỏe thì người làm đơn cần ký và ghi rõ họ lên để làm bằng chứng.
Khi nào sử dụng Mẫu đơn xin đi giám định sức khỏe?
Các trường hợp giám định sức khỏe với người lao động hoặc một số đối tượng có liên quan để hưởng bảo hiểm xã hội, theo đó có một số trường hợp như:
-Giám định sức khỏe người lao động để giải quyết chế độ hưu trí;
– Giám định sức khỏe người lao động để giải quyết chế độ tai nạn lao động,
– Giám định sức khỏe người lao động để giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp:
– Giảm định sức khỏe để hướng bảo hiểm xã hội một lần;
Thủ tục giám định sức khoẻ để nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động
NLĐ nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động cần chuẩn bị hồ sơ khám giám định sức khoẻ như sau:
-Giấy giới thiệu của NSDLĐ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc;
-Hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56 đối với NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc NLĐ đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
-Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây:
Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
-Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây:
-CMND/CCCD; Hộ chiếu còn hiệu lực.
-Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Trong đó lưu ý:
-NLĐ có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa để được giám định sức khoẻ.
-Nơi giám định: Hội đồng Giám định y khoa nơi NLĐ đang làm việc hoặc cư trú.
-Biên bản giám định y khoa có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật dân sự Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp luật tạm ngừng doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Công ty chấm dứt hợp đồng vô thời hạn
- Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Quy định về thưởng hiệu quả công việc
- Phí môi giới nhà đất bên nào trả
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Nộp hồ sơ khám giám định.
Bước 2: Tiến hành khám giám định.
Bước 3: Nhận Biên bản giám định y khoa.
Chi phí khám giám định thực hiện theo Thông tư 243/2016/BTC như sau:
– Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa: 1.150.000 đồng/trường hợp.
– Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa: Tùy theo chỉ định thực tế của bác sĩ.
Tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Hội đồng GĐYK các cấp phải thực hiện khám giám định cho đối tượng và ban hành Biên bản khám GĐYK trong thời gian không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này.