Hồ sơ đo đạc địa chính là một hồ sơ quan trong để cơ quan nhà nước thực hiện quản lí đất đai. Bên cạnh đó cá nhân, tổ chức có nhu cầu kiểm tra thông tin về đất có thể yêu cầu trích lục hồ sơ đo đạc địa chính. Nhiều người sử dụng đất có thắc mắc về vấn đề hồ sơ đo đạc địa chính gồm những gì để có thể khai thác thông tin về đất. Vậy, Hồ sơ đo đạc địa chính gồm những giấy tờ gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
Hồ sơ đo đạc địa chính là gì?
Hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính và trích lục địa chính không chỉ là những thuật ngữ được người sử dụng đất và địa chính thường sử dụng mà còn được quy định cụ thể trong pháp luật đất đai.
Hồ sơ đoc đạc địa chính được hiểu là tập hợp những tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất và tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các cá nhân, tổ chức có liên quan (khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
Hồ sơ đo đạc địa chính gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về các thành phần của hồ sơ đồ đạc địa chính như sau:
* Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ đồ đạc địa chính được lập dưới dạng số và được lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm có các tài liệu sau:
(1) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính bao gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai
– Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013
– Sổ mục kê đất đai được lập nhằm liệt kê các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất theo kết quả đo đạc vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính của thửa đất trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã theo Khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
(2) Sổ địa chính
Theo Khoản 1 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì Sổ địa chính được lập để ghi nhận về kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu của tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao để quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai.
(3) Bản lưu Giấy chứng nhận
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định thì Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất bao gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở.
* Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ đo đạc địa chính gồm các tài liệu sau:
– Các tài liệu (1), (3) đã nêu trên được lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
– Tài liệu (2) nêu trên được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
– Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
Nội dung kiểm tra hồ sơ đo đạc địa chính bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về nội dung kiểm tra hồ sơ địa chính bao gồm:
– Kiểm tra về hình thức trình bày tài liệu hồ sơ địa chính;
– Kiểm tra về tính thống nhất của từng thông tin giữa các tài liệu bao gồm:
+ Sự thống nhất của thông tin số hiệu thửa, diện tích, loại đất giữa tài liệu đo đạc sử dụng để đăng ký và sổ mục kê đất đai;
+ Sự thống nhất của thông tin mục đích sử dụng đất theo quy hoạch giữa sổ mục kê đất đai với bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
+ Sự thống nhất của thông tin số hiệu thửa, diện tích, loại đất giữa sổ địa chính và sổ mục kê đất đai;
+ Sự thống nhất của các thông tin đăng ký lần đầu giữa sổ địa chính với hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và bản lưu Giấy chứng nhận hoặc bản quét của Giấy chứng nhận lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính (nếu có);
+ Sự thống nhất của các thông tin đăng ký biến động giữa hồ sơ thủ tục đăng ký biến động với sổ địa chính, bản lưu (hoặc bản quét) Giấy chứng nhận, tài liệu đo đạc sử dụng, sổ mục kê đất đai;
+ Sự thống nhất của việc chỉnh lý ranh giới, diện tích thửa đất giữa hồ sơ thủ tục đăng ký biến động đất đai với bản đồ địa chính (hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng để đăng ký);
– Kiểm tra về tính đầy đủ nội dung của từng tài liệu hồ sơ bao gồm:
+ Kiểm tra về số lượng thửa đất đã vào sổ mục kê đất đai;
+ Kiểm tra về số lượng hồ sơ thủ tục đăng ký ban đầu, hồ sơ thủ tục đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cập nhật, chỉnh lý vào sổ địa chính;
+ Kiểm tra về số lượng bản quét của Giấy chứng nhận và các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính so với số lượng giấy tờ cùng loại hiện có;
Giá trị pháp lý của hồ sơ đo đạc địa chính
Giá trị pháp lý của hồ sơ đo đạc địa chính được quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:
– Hồ sơ đo đạc địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
– Hồ sơ đo đạc địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
– Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ đo đạc địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ đo đạc địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.
– Trường hợp thành lập bản đồ đo đạc địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:
+ Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ đo đạc địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận;
+ Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ đo đạc địa chính mới thì xác định như sau:
++ Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
++ Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới.
Trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đo đạc địa chính gồm những giấy tờ gì năm 2023?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về trích lục hồ sơ địa chính mới
- Mẫu trích lục bản đồ địa chính mới năm 2023
- Tại sao cần phải trích lục hồ sơ đất, hồ sơ địa chính?
Căn cứ pháp lý
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định:
– Hồ sơ đo đạc địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
– Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ đo đạc địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.
– Nội dung thông tin trong hồ sơ đo đạc địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định việc bảo quản hồ sơ địa chính dạng giấy như sau:
Hồ sơ đo đạc địa chính dạng giấy được bảo quản theo quy định như sau:
– Hồ sơ đo đạc địa chính được phân nhóm tài liệu để bảo quản bao gồm:
+ Bản đồ địa chính; bản trích đo địa chính thửa đất; tài liệu đo đạc khác sử dụng để đăng ký đất đai;
+ Bản lưu Giấy chứng nhận;
+ Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất;
+ Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận;
+ Các tài liệu khác;
– Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT này được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ thủ tục đăng ký lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.