Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài mới năm 2023 gồm những gì?

bởi TranQuynhTrang
Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài mới năm 2023 gồm những gì?

Xin chào Luật sư. Em hiện đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành ngoại ngữ, em luôn có mong muốn đi du học nước ngoài nên có tìm hiểu về việc dự tuyển đi học ở nước ngoài và có một vài thắc mắc liên quan đến vấn đề mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể để được dự tuyển đi học ở nước ngoài sẽ cần đáp ứng điều kiện gì? Và hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài mới hiện nay gồm những gì? Mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp, em xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT

Điều kiện để được dự tuyển đi học ở nước ngoài là gì?

Điều 3 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT quy đinh về điều kiện để được dự tuyển đi học ở nước ngoài như sau:

Đối tượng và tiêu chuẩn dự tuyển

Đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài là công dân Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 86/2021/NĐ-CP .

Theo quy định nêu trên, để được dự tuyển đi học ở nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện như sau:

– Là công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

– Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng và đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình học bổng;

– Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử đi học (đối với trường hợp có cơ quan công tác);

– Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên).

Những đối tượng nào được ưu tiên trong dự tuyển đi học ở nước ngoài?

Khoản 1 Điều 4 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT quy định về các đối tượng ưu tiên trong dự tuyển đi học ở nước ngoài như sau:

Ưu tiên trong tuyển sinh

1. Đối tượng ưu tiên

a) Ứng viên thuộc các cơ quan, địa phương được ưu tiên về đào tạo nhân lực theo quy định của Chính phủ;

b) Ứng viên có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học;

c) Các đối tượng ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và của từng chương trình học bổng cụ thể.

2. Ngành đào tạo ưu tiên

a) Các ngành đào tạo phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; các ngành học đặc thù cần ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các chương trình, đề án, dự án quốc gia do Chính phủ phê duyệt;

b) Các ngành học Việt Nam chưa có khả năng đào tạo hoặc chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, số lượng cán bộ ngành này ở Việt Nam còn thiếu;

Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài mới năm 2023 gồm những gì?
Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài mới năm 2023 gồm những gì?

c) Các ngành học phía nước ngoài ưu tiên cấp học bổng cho Việt Nam.

Theo quy định nêu trên, các đối tượng ưu tiên trong dự tuyển đi học ở nước ngoài gồm:

– Ứng viên thuộc các cơ quan, địa phương được ưu tiên về đào tạo nhân lực theo quy định của Chính phủ;

– Ứng viên có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học;

– Các đối tượng ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và của từng chương trình học bổng cụ thể.

Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài gồm những gì?

Điều 9 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT quy định về thành phần hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài như sau:

Hồ sơ dự tuyển

Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 86/2021/NĐ-CP.

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập

2. Hồ sơ dự tuyển gồm:

a) Công văn của cơ quan quản lý trực tiếp cử dự tuyển (đối với trường hợp có cơ quan công tác);

b) Cam kết thực hiện trách nhiệm của người được cử đi dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác);

c) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với trường hợp không có cơ quan công tác);

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng;

đ) Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài;

e) Các giấy tờ khác (nếu có) theo yêu cầu của chương trình học bổng và cơ quan cử đi học.

Theo quy định nêu trên, hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài có các thành phần như sau:

– Công văn của cơ quan quản lý trực tiếp cử dự tuyển (đối với trường hợp có cơ quan công tác);

– Cam kết thực hiện trách nhiệm của người được cử đi dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác);

– Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với trường hợp không có cơ quan công tác);

– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng;

– Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài;

– Các giấy tờ khác (nếu có) theo yêu cầu của chương trình học bổng và cơ quan cử đi học.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài mới năm 2023 gồm những gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Chuyển đất ao sang thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Những đối tượng nào sẽ được thành lập trung tâm tư vấn du học?

Căn cứ khoản 1 Điều 106 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;
– Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Nộp hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học ở đâu?

Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở chính kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng của trung tâm tư vấn du học cần đáp ứng điều kiện gì?

Về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của trung tâm thì uy định này cũng đã được bãi bỏ tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo hoạt động của trung tâm thì doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị như có trụ sở hoạt động hợp pháp, đáp ứng môi trường làm việc cho nhân viên cùng với một số yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm