Trong thời buổi hội nhập hiện nay, việc công dân Việt Nam kết hôn chung sống với người nước ngoài không còn xa lạ. Tuy nhiên, cũng giống như các cặp vợ chồng khác, trong quá trình sinh sống khi xảy ra mâu thuẫn không thể hàn gắn thì vợ chồng có thể làm thủ tục ly hôn. Vậy theo quy định, Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài tại cơ quan nào? Trình tự ly hôn đối với người nước ngoài thực hiện ra sao theo quy định? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài gồm những giấy tờ gì?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp cụ thể như:
– Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài gồm những giấy tờ gì?
Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ xin ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các tài liệu sau:
Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài trong trường hợp ly hôn thuận tình
Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính).
+ Chứng minh thư nhân dân của vợ chồng (Bản sao có chứng thực).
+ Giấy khai sinh của các con (Bản sao có chứng thực).
+ Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao có chứng thực).
+ Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn theo mẫu.
Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài trong trường hợp ly hôn đơn phương
Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn đơn phương;
+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
+ Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
+ Bảo sao giấy khai sinh của con (nếu có);
+ Các giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có).
Đối với trường hợp của bạn ly hôn thuận tình hay đơn phương đối với người làm việc tại nước ngoài thì thủ tục hồ sơ đều quy định nêu trên trừ trường hợp cả hai vợ chồng thường trú làm việc tại nước ngoài thì Tòa án nơi thường trú chung của vợ chồng sẽ giải quyết và thủ tục sẽ tiên hành theo pháp luật nước đó.
Mẫu đơn ly hôn đối với người nước ngoài năm 2022
Mẫu đơn ly hôn thuận tình đối với người nước ngoài
Mẫu đơn ly hôn đơn phương đối với người nước ngoài
Nộp hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài tại cơ quan nào?
Khi mong muốn ly hôn với người nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài cũng được quan tâm. Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và điều 39 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn với người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà bị đơn cư trú và làm việc.
Trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới thì do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.
Ngoài ra các đương sự còn có thể thỏa thuận Tòa án nơi mà nguyên đơn đang cư trú và làm việc để giải quyết. Trường hợp ly hôn thuận tình thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án của một trong các bên cư trú.
Trong trường hợp ly hôn đơn phương nếu nguyên đơn không biết được nơi làm việc hay cư trú của bị đơn thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
Theo đó, nguyên đơn có quyền lựa chọn một Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định như đã nêu ở trên.
Trình tự ly hôn đối với người nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn
Hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài được chuẩn bị theo danh mục đã được chúng tôi liệt kê nêu trên. Vì chồng bạn không thể về Việt Nam được; do vậy hồ sơ còn cần kèm theo đơn xin xét xử vắng mặt để tòa án có thể xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt cho vợ chồng bạn. Nếu bạn không thể đến xét xử thì cũng cần chuẩn bị đơn tương tự.
Các giấy tờ trong hồ sơ ly hôn nêu trên nếu được cơ quan nước ngoài cấp cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Bước 2: Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người nộp đơn. Người nộp đơn nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi viện kiểm sát cùng cấp và bị đơn (người có liên quan).
Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục pháp luật quy định.
Lưu ý: Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường, Công đoàn cơ quan,…) Tuy nhiên trên thực tế nhiều Tòa án vẫn bắt buộc có bước hòa giải này.
Thời hạn giải quyết
Tùy vào từng vụ việc cụ thể mà thời hạn giải quyết khác nhau. Trên cơ sở luật định thì thời hạn chuẩn bị xét xử là từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; Thời hạn mở phiên tòa từ 01 – 02 tháng kể từ ngay có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài gồm những giấy tờ gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ kết hôn với người Hàn Quốc của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ly hôn đồng thuận: thời gian khoảng từ 1 đến 02 tháng;
Ly hôn đơn phương: cấp sơ thẩm khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản hoặc các vấn đề khác thì có thể kéo dài hơn). Cấp phúc thẩm từ 3 đến 4 tháng nếu có kháng cáo.
Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng (do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp).
Thẩm quyền giải quyết ly hôn tại Việt Nam sẽ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi nguyên đơn cư trú trường hợp người nước ngoài không ở Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài đang ở Việt Nam thì có thể giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi trong trong hai người cư trú.
Việc giải quyết ly hôn giữa công dân Vệt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Cụ thể là theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 và các văn bản liên quan.
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.