Trong nhiều trường hợp, có những cá nhân lợi dụng trạng thái tinh thần và thể chất không còn tỉnh táo của một số người để tác động và khiến họ ký vào các hợp đồng, thỏa thuận ngoài mong muốn. Và một trong các hành vi phổ biến nhất là lợi dụng trạng thái say rượu. Vậy những hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết đã được ký lúc say rượu có hiệu lực hay không? Liên quan đến vấn đề này Luật Sư X cũng nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư. Mẹ tôi mất, để lại một mảnh đất có diện tích gần 550m2 cho tôi và chị cả. Gần đây, có người muốn mua lại mảnh đất này để kinh doanh. Do cần tiền, chị tôi thuyết phục tôi bán đất rồi chia tiền nhưng do nhìn thấy tiềm năng mảnh đất hiện tại tôi nhất quyết không đồng ý. Trong một lần sang nhà chơi, chị tôi và anh rể lừa chuốc say để tôi ký vào bản hợp đồng bán mảnh đất mẹ để lại. Trong trường hợp này, giao dịch dân sự trên có hiệu lực không? Hợp đồng đó có giá trị pháp lý hay không? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự?
Về mặt bản chất các hoạt động ký kết. Thỏa thuận được coi là các giao dịch dân sự giữa các bên làm phát sinh thay đổi; hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên có liên quan. Theo quy định tại điều 116 Bộ luật dân sự 2015 về định nghĩa giao dịch dân sự.
Để các hợp đồng, thỏa thuận trong bất kì lĩnh vực nào có thể có hiệu lực. Không chỉ đơn thuần là việc soạn thảo văn bản và có đủ chữ ký xác nhận của các bên. Đi kèm với đó là các yêu cầu về chủ thể phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp cũng như tính tự nguyện không bị ép buộc phải thực hiện ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký lúc say rượu cũng có thể được xét vào trường hợp bị ép buộc. Cụ thể thì các yêu cầu này đã được quy định đầy đủ tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Hợp đồng ký lúc say rượu có hiệu lực hay không?
Theo căn cứ được nêu ra ở trên. Một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực là chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực; phải hoàn toàn tự nguyện.
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”
Từ đó, hành vi giao kết hợp đồng trong trạng thái say rượu; không hoàn toàn tỉnh táo không đáp ứng được theo yêu cầu của quy định pháp luật. Để đảm bảo tính pháp lý đầy đủ cho hợp đồng, thỏa thuận. Như vậy, khi thực hiện giao dịch dân sự, tại thời điểm xác lập giao dịch. Người này không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Tuyên bố hợp đồng ký lúc say rượu vô hiệu
Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự. Giao dịch dân sự vô hiệu là “Giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117”. Theo các quy định tại Chương VIII (Giao dịch dân sự) về giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch sẽ bị “tuyên bố vô hiệu” chứ không có quy định “hủy giao dịch”.
Theo quy định của Bộ luật dân sự. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu được áp dụng cho hợp đồng vô hiệu (Điều 407). Vì vậy, đối với hợp đồng vô hiệu thì cũng phải “tuyên bố hợp đồng vô hiệu”. Một số bản án tuyên “hủy hợp đồng vô hiệu” là không đúng vì “hủy hợp đồng” hay “chấm dứt hợp đồng” là chế tài dành cho tranh chấp hợp đồng có hiệu lực.
Quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng cho hợp đồng vô hiệu. Theo quy định của điểm c khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự. Các giao dịch được xác lập trước ngày bộ luật dân sự có hiệu lực; thì “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”. Vì vậy, đối với việc xác định thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu; thì không phải áp dụng pháp luật ở thời điểm xác lập mà chỉ áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
Giải quyết hợp đồng ký lúc say rượu bị vô hiệu như thế nào?
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự . Khoản 1 Điều 131 là quy định có tính nguyên tắc chung cho việc xử lý hậu quả của giao dịch vô hiệu, đó là: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập”.
Như vậy, khi hợp đồng vô hiệu là mọi thỏa thuận coi như không có. Khác với trường hợp “chấm dứt hợp đồng” là trường hợp trước thời điểm chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực; các thỏa thuận của các bên vẫn có giá trị bắt buộc với các bên đến khi chấm dứt hợp đồng. Việc thi hành đúng hợp đồng trước thời điểm chấm dứt hợp đồng phải được tôn trọng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Hợp đồng ký lúc say rượu có hiệu lực hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định:
– Phạt từ 500- 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.
– Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với các hành vi: uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu, bia.
Thu thập tài liệu, chứng cứ, người làm chứng để chứng minh được tại thời điểm xác lập giao dịch. Bạn bị say, không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Việc tham gia giao dịch không phải là tự nguyện để có cơ sở yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự này bị vô hiệu.
Căn cứ Điều 141 Bộ luật hình sự 2015. Quan hệ tình dục với người say xỉn là biểu hiện của hành vi hiếp dâm khi đã lợi dụng tình trạng không thể chống cự được của nạn nhân để giao cấu; hoặc dùng thủ đoạn khác (thủ đoạn chuốc say nạn nhân) để thực hiện hành vi giao cấu.