Bác tôi là một công nhân làm trong một xưởng may lớn. Tuy nhiên thật không may, cách đây vài ngày, vì thiếu ngủ và quá buồn ngủ trong lúc đang làm việc, bác tôi đã bị máy khâu đè vào tay khiến cho bàn tay của bác tôi bị thương rất nặng. Bác tôi cũng đã báo cáo sự việc này cho chủ xưởng may tuy nhiên ông ta không những không bồi thường thiệt hại cho bác mà còn đổ hết toàn bộ lỗi lầm lên đầu bác tôi vì ông ta nói rằng trong hợp đồng lao động của bác tôi không có quy định bồi thường khi công nhân xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Vậy theo pháp luật quy định hợp đồng lao động cần chú ý những gì? Theo quy định những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động như thế nào? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây của Luật sư X. Chúng tôi mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 13 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hợp đồng lao động với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định. Theo quy định, phạm vi đối tượng của hợp đồng lao động được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động, trừ phạm vi đối tượng sau đây:
– Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức ( những người đã là công chức, viên chức vẫn có thể tham gia quan hệ hợp đồng lao động nếu công việc của họ không bị pháp luật cấm)
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;
– Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
– Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
– Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;
– Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;
– Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Hợp đồng lao động cần chú ý những gì?
+ Chủ động tìm hiểu về luật lao động hiện hành
Không hiểu biết về luật có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải những sai sót trong quá trình ký kết hợp đồng. Vì thế, để phòng tránh bạn nên chủ động cập nhật các thông tin về luật lao động hiện hành trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Ngoài việc giúp phòng tránh những sai sót thì nắm vững các quy định về luật lao động hiện thời còn giúp bạn đàm phán tốt hơn với doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Các bạn có thể tham khảo các thông tin này qua internet nhưng cần chọn lọc, tốt nhất nên tham khảo trên các trang web chính thức của bộ, trang tư vấn luật uy tín, báo chí… để đảm bảo tính chính xác và tính tức thời.
+ Xác định rõ thông tin doanh nghiệp
Song song đó bạn cũng cần thực hiện công tác xác thực thông tin doanh nghiệp trước khi chính thức ký kết hợp đồng, bởi hiện nay có khá nhiều công ty “ma” sử dụng các bản hợp đồng để “vắt” kiệt sức của người lao động hoặc bắt bồi thường sau đó.
Các bạn sinh viên mới ra trường chính là những đối tượng của các công ty lừa đảo, bởi tâm lý mong muốn nhanh chóng có được việc làm. Vì thế, tốt nhất trước khi ký kết các văn bản có giá trị pháp lý cao như hợp đồng bạn cũng nên chủ động tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp. Mã số thuế, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt động, đánh giá của mọi người về doanh nghiệp trên internet… chính là cơ sở dữ liệu tốt giúp bạn có những đánh giá khách quan nhất về doanh nghiệp. Nếu có bất cứ dấu hiệu “khả nghi” nào bạn tuyệt đối không nên ký kết để tránh bị “sập bẫy”.
+ Đọc kỹ tất cả điều khoản trong hợp đồng
Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đọc kỹ tất cả các điều khoản trong bản hợp đồng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của bạn cũng như phía doanh nghiệp. Cần đặc biệt lưu ý về địa điểm, thời gian và công việc cũng như mức lương, các thông tin này cần đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng. Nếu thấy có những câu mang tính không rõ ràng như “bố trí sau”, “thỏa thuận theo nhu cầu” thì bạn nên hỏi ngay và yêu cầu họ chỉnh sửa ngay lại bản hợp đồng trước khi ký.
Tương tự, với các điều khoản về chính sách phúc hợi, bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ phép trong năm, chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao nghiệp vụ, quy định về việc chấm dứt hợp đồng, thời gian báo trước… cũng là điều mà bạn cần đọc kỹ, đảm bảo hiểu rõ và không có bất kỳ sự bất thường, mập mờ nào.
+ Đánh giá lại năng lực và nhu cầu bản thân
Mỗi bản hợp đồng đều có những điều khoản ràng buộc nhất định, do đó để tránh bị thiệt hại về tiền bạc, thời gian cũng như công sức bạn nên xem xét đánh giá lại năng lực bản thân trước khi đặt bút ký kết hợp đồng.
Cần xác định được năng lực của mình, có đủ khả năng và phù hợp với công việc này, có thật sự yêu thích và muốn gắn bó… Bởi nếu không kỹ lưỡng trong khâu này bạn dễ bỏ việc, bắt buộc phải hủy hợp đồng giữa chừng, không chỉ không được nhận lương, thậm chí còn phải bồi thường. Vì thế, đừng quá nóng vội, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa quyết định.
+ Không chấp nhận hợp đồng “bằng miệng”
Hiện nay hợp đồng lao động thường được chia thành ba loại chính: hợp đồng thời vụ, hợp đồng có thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Hợp đồng bằng miệng cũng được công nhận tuy nhiên phải có nhân chứng. Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn tiềm ẩn nhiều “rắc rối” nếu sau này xảy ra tranh chấp mà nhân chứng không trung thực, bị mua chuộc. Do vậy, để đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi sau này bạn nên đòi hỏi được ký hợp đồng trên giấy cho dù đó có là người quen.
+ Luôn giữ một bản hợp đồng
Theo nguyên tắc sau khi ký kết, hợp đồng sẽ được chia thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, để nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ dựa trên những điều khoản đã thống nhất để xử lý. Do vậy, nếu sau ký hợp đồng mà đại diện bên doanh nghiệp không giao thì bạn nên hỏi ngay và giữ cẩn thận, nhằm đảm bảo các quyền lợi và tránh rắc rối về sau.
Những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động
+ Nội dung hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động cần phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng bậc, nâng lương;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
– Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
– Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.
– Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.
+ Thời hạn của hợp đồng lao động
Trong các nội dung của hợp đồng lao động thì thời hạn của hợp đồng được pháp luật lao động quy định cụ thể và thực tế, đây cũng là vấn đề được các bên quan tâm. Thời hạn của hợp đồng lao động là khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động. Thời hạn của hợp đồng lao động bao gồm:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Loại hợp đồng này thường được áp dụng với công việc thường xuyên, lâu dài. Pháp luật quy định đối với loại hợp đồng này, người lao động có quyền chấm dứt không cần lí do.
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng không quá 36 tháng.
Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động có thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp lao động không xác định thời hạn.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hợp đồng lao động cần chú ý những gì?“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Luật sư tư vấn thừa kế, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định 2023
- Mẫu hợp đồng lao động với người nước ngoài mới năm 2023
- Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ hồ sơ cho người lao động bao gồm cả sổ bảo hiểm xã hội. Nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm thì phải chịu phạt theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 11 Nghị Định 28/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể như sau: “Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau: hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác có liên quan mà doanh nghiệp đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, mức phạt tiền cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với hành vi vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành vi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với hành vi vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi người lao động không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác có liên quan mà doanh nghiệp đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật là buộc doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ có liên quan khác đã giữ trong quá trình sử dụng lao động cho người lao động”.
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Theo đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của các bên. Pháp luật lao động cũng tôn trọng quyền của các bên trong việc lựa chọn loại hợp đồng sẽ giao kết. Vì vậy, các bên có quyền tự do thỏa thuận về việc giao kết hợp đồng lao động không thời hạn nếu muốn.
Do hợp đồng lao động không xác định thời hạn là một loại hợp đồng dân sự do đó hợp đồng lao động này phải đảm bảo nguyên tắc sau:
Hợp đồng giao kết đảm bảo tự nguyện giữa các bên, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
Các bên được tự do giao kết hợp đồng lao động vô thời hạn tuy nhiên không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.