Năm 2023, hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói?

bởi Thanh Loan
Năm 2023, hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói?

Các văn bản quy định về hình thức hợp đồng lao động với lao động giúp việc gia đình hoàn toàn nhìn nhận và lường trước được những phức tạp có thể phát sinh trong quá trình duy trì, thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động giữa các bên. Công nhân trong nước thường được xem là bi quan. Điều này là do số lượng người giúp việc gia đình trong một gia đình thường không lớn và họ thường không có đủ ảnh hưởng về mặt pháp lý, chủ yếu thông qua phương tiện tình cảm. Vì vậy cần cẩn thận khi giao kết hợp đồng. Bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết “Năm 2023, hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói?” sau nhé!

Hợp đồng lao động có những hình thức nào?

Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:

Hình thức hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
  2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
    Dựa vào quy định trên, hợp đồng lao động được giao kết thông qua 01 trong 03 hình thức sau đây:
  • Hợp đồng lao động bằng văn bản.
  • Hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
  • Được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng;

Trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản dù hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng:

  • Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
  • Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.
  • Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.

Khái niệm hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình

Theo quy định tại Điều 180 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

  • Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
  • Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.
  • Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở .
Năm 2023, hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói?
Năm 2023, hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói?

Năm 2023, hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói?

Theo quy định của Bộ luật Lao động; hợp đồng lao động được giao kết dưới hai hình thức phổ biến là hình thức văn bản và hình thức lời nói. Hình thức lời nói chỉ được áp dụng đối với công việc tam thời có thời hạn dưới 03 tháng. Các trường hợp còn lại bắt buộc các bên ký kết bằng văn bản. Hợp đồng lao động bằng văn bản phải lập thành 02 bản. Người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản.

Căn cứ theo Điều 162 Bộ luật Lao động năm 2019; quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:

  1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
  2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
  3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.

Theo đó, hợp đồng lao động giúp việc gia đình bắt buộc phải giao kết bằng hình thức văn bản. Cho nên không được giao kết hợp đồng này bằng lời nói.

Người lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:

Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình

  1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;
    b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định;
    b) Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng lại tiếp tục vi phạm.
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
    b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
  4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả
    a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
    b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
    c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
    d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
    Như vậy, trường hợp phát hiện người lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình sẽ bị phạt cảnh cáo, nếu tái phạm sẽ nộp tiền phạt lên đến 3.000.000 và buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Năm 2023, hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký bảo hộ logo Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?

Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động
Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật
Tôn trọng danh dự nhân phẩm của người giúp việc gia đình
Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận
Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp
Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú; trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn

Người lao động giúp việc gia đình nghỉ việc không cần báo trước trong trường hợp nào?

Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP; người lao động giúp việc gia đình có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do sau sẽ không cần báo trước:
Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động;
Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự;
Bị cưỡng bức lao động;
Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;
Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định;
Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm