Xin chào Luật sư. Công ty tôi gần đây nuốn mở rộng đầu tư. Nhiều người khuyên rằng muốn đầu tư lớn thì nên hợp tác với công ty nước ngoài. Tôi cũng có ý định như thế, nhưng vấn đề về uy trình khá rắc rối. Luật sư cho tôi hỏi, Hợp đồng liên doanh với nước ngoài là gì? Nội dung của Hợp đồng nên có những gì? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng liên doanh với nước ngoài là gì?
Hợp đồng liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài được ký kết trong trường hợp cá nhân hay tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài có nguyện vọng, mong muốn được hợp tác kinh doanh với một đối tác của Việt Nam để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hợp đồng liên doanh không được coi là hình thức đầu tư, nó chỉ là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. Hệ quả của quá trình kí kết hợp đồng liên doanh là một doanh nghiệp liên doanh ra đời. Do đó đây sẽ là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Đặc điểm của hợp đồng liên doanh với nước ngoài
- Chủ thể liên doanh: là các bên cam kết bỏ vốn đầu tư, tham gia thành lập doanh nghiệp liên doanh (công ty cổ phần, công ty TNHH).
- Mục tiêu liên doanh và dự án: mục tiêu mà các bên đề ra khi thành lập công ty liên doanh.
- Thành lập pháp nhân liên doanh: tuyên bố, thỏa thuận thành lập pháp nhân liên doanh là doanh nghiệp liên doanh dưới hình thức pháp lý mà các bên lựa chọn (công ty cổ phần, TNHH). Những quy định của pháp luật điều chỉnh riêng về vốn thành lập, điều lệ, cơ cấu quản trị, hoạt động đối với mỗi một loại hình doanh nghiệp và các bên phải tuân thủ thực hiện các quy định.
- Vốn góp, vốn điều lệ, vốn đầu tư dự án liên doanh: là các quy định, thỏa thuận và cam kết góp vốn của mỗi bên thành lập công ty liên doanh. Bên cạnh vốn điều lệ còn có vốn đầu tư do các bên cam kết góp hoặc huy động để thực hiện dự án.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia: quy định các bên tham gia có quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ trong hợp đồng liên doanh, tiến tới thành lập doanh nghiệp và thực hiện các dự án trong tương lai. Dựa vào tỷ lệ góp vốn hoặc lợi thế thực hiện của các bên mà việc phân định quyền, nghĩa vụ được thỏa thuận thực hiện.
- Phân chia lợi nhuận: quy định theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên vào DN liên doanh, thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty liên doanh.Thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty liên doanh.
- Cơ cấu tổ chức quản trị: quy định cơ cấu, chỉ định nhân sự của mỗi bên vào các bộ phận công ty từ cơ quan quản lý, quản trị, điều hành của công ty liên doanh phù hợp với quy định pháp luật.
- Chế độ về tài chính, báo cáo và các vấn đề khác: quy định các chế độ về tài chính, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, tiền tệ áp dụng tại công ty và dự án theo quy định của pháp luật.
- Chấm dứt hợp đồng và điều khoản của công ty: quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng, chấm dứt hợp đồng liên doanh và dự án đầu tư.
- Giải quyết các tranh chấp và bế tắc: quy định các cơ chế tài phán để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp bế tắc phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty và dự án đầu tư.
Trường hợp nào được ký kết hợp đồng liên doanh với nước ngoài?
Hợp đồng liên doanh được ký kết trong trường hợp cá nhân hay tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài có nguyện vọng, mong muốn được hợp tác kinh doanh với một đối tác của Việt Nam để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Với điều kiện là nhà đầu tư nước ngoài đó phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp hoặc theo như các thỏa thuận trong một số Hiệp định quốc tế mà Việt Nam có tham gia làm thành viên.
Ví dụ như là về: ngành nghề kinh doanh, có đủ năng lực tài chính, có đủ tư cách pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức là nhà đầu tư, nội dung kế hoạch đầu tư phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, …….
Nội dung hợp đồng liên doanh
Hợp đồng liên doanh mới nhất bao gồm những phần nội dung cơ bản như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ
– Thời gian, địa điểm xác lập hợp đồng
– Thông tin cơ bản về các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng liên doanh
– Tên công ty
– Địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty
– Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
– Tổng số vốn pháp định và số vốn đầu tư của công ty
– Thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty
– Cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy hoạt động của xí nghiệp liên doanh
– Tỷ lệ phân chia lỗ, lãi và trách nhiệm chịu rủi ro của mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng liên doanh
– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp đồng
– Cách thức giải quyết nếu như có các tranh chấp xảy ra
– Hiệu lực của hợp đồng
– Một số nội dung thỏa thuận khác v.v…
– Ký tên, đóng dấu xác nhận đồng ý với những thỏa thuận trên của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Ngoài các nội dung trên, các bên liên doanh có quyền thỏa thuận những nội dung khác trong hợp đồng liên doanh nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Hợp đồng liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh ký tắt vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng liên doanh có hiệu lực kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng liên doanh với nước ngoài là gì?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam; thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến; dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu; dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ; xin xác nhận tình trạng hôn nhân … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hợp đồng hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2022
- Quy định mới nhất về hợp đồng thời vụ
- Các trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu là gì?
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng liên doanh còn có các tên gọi khác như sau:
Hợp đồng liên doanh liên kết
Hợp đồng liên kết kinh doanh
Hợp đồng hợp tác liên doanh
Hợp đồng liên doanh thực hiện dự án
– Chủ thể của hai loại hợp đồng này đều có hai bên hoặc nhiều bên, và đều bao gồm các đối tượng là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Nội dung của hợp đồng đều chứa đựng thỏa thuận làm hình thành quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đầu tư.
– Đều là hình thức đầu tư trực tiếp
Pháp luật không có quy định về công ty liên doanh, tuy nhiên, trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn cùng nhà đầu tư Việt Nam dù tỷ lệ % là bao nhiêu vẫn được hiểu là công ty liên doanh.