Hợp đồng mua bán đất đơn giản

bởi Tú Uyên
Hợp đồng mua bán đất đơn giản

Chào Luật sư, tôi có dự định mua đất để kinh doanh. Luật sư cho tôi hỏi Hợp đồng mua bán đất đơn giản Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Hợp đồng mua bán đất đơn giản Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 167 và Điều 188 Luật đất đai năm 2013 có quy định về điều kiện thực hiện giao dịch và hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cụ thể:

 Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3.Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

Đất không có tranh chấp;

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Trong thời hạn sử dụng đất.

Theo đó muốn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đảm bảo những điều kiện:

Người sử dụng đất muốn chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp tất cả những người thừa kế quyền sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ điều kiện sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì vẫn được chuyển nhượng dù không có Giấy chứng nhận.

Đất không có tranh chấp

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

Thời hạn sử dụng đất vẫn còn.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường tại nơi có đất.

Việc ký kết hợp đồng trước tiên cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung của giao dịch dân sự: tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Hợp đồng mua bán đất đơn giản
Hợp đồng mua bán đất đơn giản

Hướng dẫn thủ tục ký sang tên sổ đỏ khi mua bán nhà đất

Bước 1: Các bên (bên mua, bên bán) đến văn phòng công chứng để làm thủ tục mua bán nhà đất (chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).

Các giấy tờ các bên cần cung cấp để tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng và công chứng:

– Bên bán (bên chuyển nhượng):

+ Giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Chứng minh thư nhân dân/ thẻ CCCD của bên bán (cả vợ và chồng).

+ Sổ hộ khẩu của bên bán (cả vợ và chồng).

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bên bán.

+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (trong trường hợp chuyển một phần thửa đất)

Trong trường hợp bên bán là một người cần có các giấy tờ sau :

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đang độc thân)

+ Bản án ly hôn + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đã ly hôn)

+ Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu vợ hoặc chồng đã chết trước khi có tài sản)

+ Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thỏa thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thỏa thuận phân chia, bản án phân chia tài sản)

+ Hợp đồng ủy quyền bán (Nếu có )

– Bên mua (Bên nhận chuyển nhượng):

+ Chứng minh nhân dân/ thẻ CCCD của bên mua.

+ Sổ hộ khẩu của bên mua

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên mua (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)

+ Hợp đồng ủy quyền mua (Nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và nhận phiếu hẹn =>> Văn phòng đăng ký đất đai (UBND quận/huyện).

Bước 3: Nộp lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhận ở Cơ quan thuế.

Lệ phí trước bạ do người mua nộp, thuế thu nhập cá nhân do người bán nộp.

Bước 4: Nhận Giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại bộ phận nhận và trả kết quả của Văn phòng đăng ký đất đai (UBND quận/huyện).

Hợp đồng mua bán đất đơn giản

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Hợp đồng mua bán đất đơn giản Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Luật sư X chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề quy định bảo hộ logo công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, Mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đấ, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mấtt… của Luật sư X. Hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Mua bán đất có cần đặt cọc không?

Không bắt buộc phải đặt cọc khi mua nhà đất
Mặc dù đặt cọc là một biện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không có điều khoản nào bắt buộc các bên phải đặt cọc.

Hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng/chứng thực?

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực. Trên thực tế nhiều trường hợp vì tin tưởng nên chỉ đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận về việc giao nhận tiền đặt cọc dẫn tới tranh chấp.

Mức phạt cọc nếu không mua/không bán nhà đất là bao nhiêu?

Khi bên nhận đặt cọc hoặc bên đặt cọc không giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận thì sẽ bị phạt cọc; mức phạt cọc được quy định rõ tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Theo đó, mức phạt cọc được quy định như sau:
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (mất số tiền đặt cọc).
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị phạt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).
Lưu ý: Các bên có thỏa thuận khác như không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn, cao hơn số tiền đặt cọc thì thực hiện theo thỏa thuận đó với điều kiện nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm