Đối với những người đã thực hiện chuyển giới thì thường sẽ băn khoăn về cách thực hiện thay đổi giới tính trên giấy khai sinh. Đây là một thủ tục tương đối phức tạp và hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2005;
- Bộ luật dân sự 2015;
- Luật hộ tịch 2014;
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Pháp luật Việt Nam đã công nhận người chuyển giới?
Pháp luật Việt Nam đã có nhiều cái nhìn tích cực hơn đối với những người đã thực hiện thay đổi giới tính. Minh chứng rõ ràng nhất; đó là sự ghi nhận vấn đề chuyển giới vào Bộ luật dân sự năm 2015; mà trước đây Bộ luật dân sự cũ chưa hề có, cụ thể:
Điều 37. Chuyển đổi giới tính Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật.
Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Thêm nữa, hàng năm Việt Nam cũng tổ chức hàng chục hội thảo; cũng như soạn thảo và trình quốc hội dự luật thông qua Luật chuyển đổi giới tính. Có thể thấy rằng ít nhiều thì nhà nước Việt Nam đã công nhận sự tồn tại của những cá nhân thuộc giới tính thứ 3.
Quy định về chuyển giới vẫn chưa rõ ràng
Mặc dù vấn đề chuyển giới, xác định lại giới tính được quy định là một quyền con người tại Bộ luật dân sự 2015; nhưng trên thực tế quy định vẫn khá chung chung; chưa cụ thể và chưa được hướng dẫn để có một thủ tục hành chính rõ ràng.
Chính vì chưa có những văn bản “dưới luật” hướng dẫn; nên việc đăng ký thay đổi giới tính trên Giấy khai sinh sẽ bị gây khó khăn, thậm chí không thể thực hiện; khiến nhiều người vẫn sống với giới tính cũ mà không thể là chính mình.
Việc không được ghi nhận, thay đổi giới tính trên đăng ký khai sinh sẽ kéo theo việc người đó không được hưởng quyền và những lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật đối với giới tính.
Thủ tục thay đổi giới tính trên giấy khai sinh
Giấy khai sinh được coi là giấy tờ gốc đối với mọi loại giấy tờ hành chính khác của cá nhân. Vì vậy; khi thay đổi được giới tính trên giấy khai sinh; sẽ đồng nghĩa với việc cải chính được thông tin này trên Chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu; hộ chiếu …
Tất nhiên; Luật chuyển đổi giới tính đã được lên dự thảo trình quốc hội; nhưng vẫn chưa có một thời gian chính xác để được thông qua. Thay vì bị động chờ luật thông qua và những văn bản hướng dẫn; thì những người đã thực hiện chuyển giới có thể thực hiện theo cách thức như sau:
Bởi lẽ việc chuyển đổi giới tính và ghi nhận trên giấy tờ hộ tịch sẽ bị gây khó dễ tại Phòng tư pháp thuộc UBND; vì không có căn cứ pháp lý rõ ràng; vì vậy các bạn cần tạo ra căn cứ pháp lý.
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án yêu cầu công nhận sự kiện chuyển đổi giới tính.
Bước 2: Sử dụng sự công nhận này của Tòa án để nộp hồ sơ thay đổi giới tính tại UBND cấp quận huyện nơi đăng ký thường trú.
Tất nhiên đây là lý thuyết; trên thực tế các bạn cần có những hiểu biết pháp luật nhất định và kiện định với lựa chọn này; vì sẽ tốn công sức, thời gian rất lớn. Đây cũng là phương án mà Luật sư X đang sử dụng để trợ giúp những người nằm trong cộng đồng LGBT giải quyết công việc.
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Thêm nữa, hàng năm Việt Nam cũng tổ chức hàng chục hội thảo; cũng như soạn thảo và trình quốc hội dự luật thông qua Luật chuyển đổi giới tính. Có thể thấy rằng ít nhiều thì nhà nước Việt Nam đã công nhận sự tồn tại của những cá nhân thuộc giới tính thứ 3.
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án yêu cầu công nhận sự kiện chuyển đổi giới tính.
Bước 2: Sử dụng sự công nhận này của Tòa án để nộp hồ sơ thay đổi giới tính tại UBND cấp quận huyện nơi đăng ký thường trú.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Hướng dẫn thủ tục thay đổi giới tính trên giấy khai sinh
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833102102